Hướng dẫn cách tính tiền nước sinh hoạt đơn giản, chuẩn xác
Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền nước sinh hoạt chính xác theo quy định của nhà nước cho hộ gia đình, hộ kinh doanh tại Hà Nội, TP. HCM
Khủng hoảng về nước và vệ sinh môi trường đang là một vấn đề gây nhức nhối hiện nay. Những chương trình lớn nhỏ đã và đang được tổ chức như Ngày nước Thế giới để tuyên truyền về vấn đề này. Việc tiết kiệm nước và tính giá tiền nước một cách chuẩn xác cũng sẽ giúp bảo vệ, ngăn chặn cho nguồn nước không bị sử dụng lãng phí.
1
Bảng giá nước theo quy định của nhà nước
Giá nước tại Hà Nội
Giá nước cho các hộ gia đình
- Mức nước đầu tiên: Giá 5.973 đồng/1m3 cho mức 10m3 đầu tiên sử dụng.
- Mức nước thứ hai: Giá 7.052 đồng/1m3 cho mức sử dụng từ 10m3 đến 20m3.
- Mức nước thứ ba: Giá 8.669 đồng/1m3 cho mức sử dụng từ 20m3 đến 30m3.
- Mức nước cuối cùng: Giá 15.929 đồng/1m3 cho mức sử dụng trên 30m3.
Giá nước cho các doanh nghiệp
- Các đơn vị dịch vụ công cộng: Giá 9.955 đồng/1m3/tháng.
- Các cơ quan hành chính: Giá 9.955 đồng/1m3/tháng.
- Các đơn vị sản xuất: Giá 11.615 đồng/1m3/tháng.
- Các đơn vị kinh doanh dịch vụ: Giá 22.068 đồng/1m3/tháng.
Giá nước cho các hộ nghèo
- Mức nước đầu tiên: Giá 3.600 đồng/1m3 cho mức 10m3 đầu tiên sử dụng.
- Mức nước thứ hai: Giá 4.500 đồng/1m3 cho mức sử dụng từ 10m3 đến 20m3.
- Mức nước thứ ba: Giá 5.600 đồng/1m3 cho mức sử dụng từ 20m3 đến 30m3.
- Mức nước cuối cùng: Giá 6.700 đồng/1m3 cho mức sử dụng trên 30m3.
Giá nước tại TP. HCM
Giá nước cho các hộ gia đình
- Mức 4m3/người/tháng: Giá 6.700 đồng/m3.
- Mức 4m3 - 6m3/người/tháng: Giá 12.900 đồng/m3.
- Mức trên 6m3/người/tháng: Giá 14.400 đồng/m3.
Giá nước cho các doanh nghiệp
- Các cơ quan hành chính: Giá sẽ cao hơn các hộ gia đình khoảng 13.000 đồng/m3.
- Các doanh nghiệp sản xuất: Giá 12.100 đồng/m3.
- Các đơn vị kinh doanh dịch vụ: Giá 21.300 đồng/m3.
Giá nước cho các hộ nghèo
- Mức dưới 4m3/người/tháng: Giá 6.300 đồng/m3.
- Mức 4m3 - 6m3/người/tháng: Giá 12.900 đồng/m3.
- Mức trên 6m3/người/tháng: Giá 14.400 đồng/m3.
2
Cách tính tiền nước theo đồng hồ chuẩn xác
Tiền nước sinh hoạt gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng, nhu cầu, mục đích sử dụng và mức giá theo công thức tính lũy thừa. Đa số chúng ta đều là khách hàng cá nhân khi sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt như ăn uống, nấu ăn, tắm giặt,...
Khi bạn xem đồng hồ nước và thấy gia đình bạn sử dụng hết 35m3 nước trong tháng, có 3 thành viên trong gia đình thì mức giá nước sẽ được tính như sau:
- Bậc 1 = Giá nước sử dụng trong 10m3 nước đầu tiên (5.973 VNĐ/m3) x 10
- Bậc 2 = Giá nước sinh hoạt từ 10m3 - 20m3 (7.052 VNĐ/m3) x 10
- Bậc 3 = Giá sử dụng nước từ 20m3 - 30m3 (8.669 VNĐ/m3) x 10
- Bậc 4 = Giá sử dụng nước trên 30m3 (15.929 VNĐ/m3) x 4
Từ đó ta thấy, tổng số tiền sử dụng nước của gia đình bạn sẽ = bậc 1 + bậc 2 + bậc 3 + bậc 4.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là mức giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 5% và phí bảo vệ môi trường với nước thải sinh hoạt 10%. Do đó, khi tính toán hóa đơn tiền nước bạn phải cộng thêm 15% tổng số tiền sử dụng nước. Và mỗi gia đình đều phải đăng ký riêng 1 hợp đồng sử dụng nước thì mới có thể sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt.
3
Những điều cần biết để sử dụng nước tiết kiệm
Tái sử dụng nước
Gia đình bạn sẽ tiết kiệm được lượng nước tiêu dùng và cũng như tiền bạc khi thực hiện việc tái sử dụng nước. Sau khi dùng nước để rửa hay thải từ máy lọc nước xong bạn có thể dùng để xả bồn cầu hoặc tưới cây,...
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước cho gia đình
Đây chính là cách hữu hiệu và mang lại hiệu quả tốt nhất trong gia đình. Khi sử dụng nước, bạn nên tiết kiệm để giảm thiểu nước bị lãng phí, sử dụng vòi rửa chén tạo bọt để kiểm soát lượng nước, dùng các loại máy giặt, bồn cầu,...có cơ chế tiết kiệm nước.
Xây dựng thói quen sử dụng tiết kiệm cho bản thân và gia đình
Ý thức là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cho việc tiết kiệm nước đạt được hiệu quả cao. Do đó, mỗi người chúng ta đều phải có cho mình một thói quen tiết kiệm nước trong các hoạt động thường ngày để tiết kiệm tài nguyên.
Những mẹo sử dụng nước tiết kiệm mà chúng ta có thể làm đó là tắt vòi nước khi không sử dụng, vặn chặt vòi nước sau khi sử dụng, không để nước chảy liên tục một cách lãng phí như rửa chén, đánh răng mà không dùng cốc, nghịch nước,... Bên cạnh đó, ta cũng nên rèn thói quen tốt này cho các bé từ nhỏ và duy trì cho đến khi lớn lên.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị chứa đựng, sử dụng nước trong nhà
Những lỗi như hỏng hóc, rò rỉ nước cũng có thể là nguyên nhân khiến nước bị lãng phí. Do đó chúng ta nên kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị nước trong gia đình một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và sửa chữa.
Trước đó, bạn cũng nên lựa chọn các đồ dùng dự trữ nước cho gia đình đảm bảo chất lượng để hạn chế tình trạng rò rỉ nước nhất có thể. Từ đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tối ưu lượng nước sử dụng của gia đình trong tháng.
Tham khảo thêm:
Cách tiết kiệm nước
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính tiền nước sinh hoạt đơn giản, chuẩn xác mà Bách Hóa XANH tổng hợp được. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn và cả gia đình.