Học ngay mẹo giữ nước mía xanh, nước không bị đen và chua
Nước mía xanh cho thấy nước mía mới được xay ra từ cây mía, đảm bảo an toàn thực phẩm. Học ngay mẹo giữ nước mía xanh, nước không bị đen và chua.
Nước mía là món nước ép thơm ngon được nhiều người yêu thích. Cùng Tip Hay học ngay mẹo giữ nước mía xanh, nước không bị đen và chua trong bài viết sau đây nhé!
1
Mẹo giữ nước mía xanh, không bị đen và chua
Đảm bảo cây mía tươi ngon, không bị chua
Để nước mía không bị đen, không bị chua thì bạn phải lựa chọn được cây mía tươi, không bị mốc hay vết đỏ. Đồng thời, mía khi đã bị chặt phải được tưới nước 1 lần mỗi ngày để mía tươi, nên bảo quản mía nơi khô ráo, thoáng mát.
Bảo quản nước mía trong tủ lạnh
Sau khi ép nước mía, bạn chỉ nên bảo quản chúng trong tủ lạnh tối đa 1 buổi vì nước mía chứa hàm lượng đường cao và có tính lạnh nên khi bảo quản trong tủ lạnh lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng vốn có của nó.
Bên cạnh đó, khi bảo quản nước mía trong tủ lạnh, bạn nên để chúng trong chai, lọ kín để tránh bị bám mùi các thực phẩm khác và bị vi khuẩn xâm nhập.
Không sử dụng chất bảo quản
Trong chất bảo quản có chứa các thành phần gây hại đến sức khỏe người sử dụng và gây thay đổi hương vị vốn có của nước mía nên bạn không nên sử dụng chất bảo quản để bảo quản nước mía. Nghiêm trọng hơn là nó có thể dẫn đến tình trạng dị ứng hay ngộ độc đấy nhé!
Chỉ vắt quất khi uống ngay
Quất được thêm vào nước mía sẽ giúp hương vị hài hòa, thơm ngon và dậy mùi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn dùng ngay sau khi ép, thì mới nên vắt quất vào nước mía bởi vì nếu để lâu, quất sẽ khiến nước mía nhanh hỏng hơn đấy.
Dùng máy ép nước mía an toàn chất lượng
Sử dụng máy ép nước mía bị gỉ, công suất thấp hay thường xuyên hư hỏng sẽ khiến nước mía bị nhiễm độc. Trái lại khi sử dụng máy ép nước mía an toàn sẽ giúp chất lượng nước mía tốt hơn. Bạn cũng nên vệ sinh máy ép nước mía mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh nhé!
Mẹo giữ nước mía xanh số lượng lớn
Để giữ nước mía xanh với số lượng lớn, đầu tiên bạn nên chọn được nguồn mía đảm bảo chất lượng, tiệt trùng mía bằng nước chứa 0.1 – 1% dung dịch chứa hợp chất amoni để tiêu diệt các loại vi khuẩn độc hại bám vào mía.
Tiếp đó, dùng dung dịch 50 – 200ppm clo để tẩy sạch vi khuẩn và chất bẩn bên trong mía. Bạn có thể thêm vào lớp trên của nước mía một ít dung dịch axit ascorbic để nước mía có màu xanh đẹp mắt.
Ngoài ra để làm giảm độ pH của nước mía, bạn có thể thêm vào các dung dịch như malic, tartaric, citric, phosphoric,... Cuối cùng lọc lại nước mía qua lớp lọc để loại bỏ bụi bẩn và các chất cặn bã là được.
2
Tại sao nước mía lại bị đen?
Nước mía bị đen có thể do một số nguyên nhân như:
- Cây mía không đảm bảo chất lượng, có thể bị mốc hay vết đỏ nên nước mía bị đen.
- Máy ép nước mía không được vệ sinh sạch sẽ.
- Đá uống kèm trong nước mía không đảm bảo vệ sinh.
- Nước mía để lâu nên bị thay đổi màu sắc, thậm chí là hương vị cũng khác lạ.
3
Tại sao nước mía lại bị chua?
Nguồn nguyên liệu không đảm bảo
Cây mía không chất lượng hay để lâu ngày có thể bị mốc hay có vết đỏ, sử dụng những cây mía này để ép nước mía sẽ làm nước ép bị chua và tệ hơn là có thể gây ra tình trạng ngộ độc.
Bảo quản nước mía trong tủ lạnh quá lâu
Vì nước mía chứa đường và có tính lạnh nên để lâu trong tủ lạnh sẽ khiến các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào nước mía khiến nó bị chua.
Nước đá không đảm bảo vệ sinh
Khi thêm đá vào nước mía sẽ giúp nước ép mát lạnh, giúp người uống sảng khoái hơn nhưng có thể trong quá trình sản xuất đá không đảm bảo vệ sinh nên làm thay đổi mùi vị của nước mía và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc cho người uống.
Máy ép nước mía không sạch sẽ
Máy ép nước mía không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày sẽ làm cho những chất cặn bám vào máy bị ôi thiu. Những chất này dính vào nước mía vừa ép nên làm cho nước mía có vị chua.
4
Một số mẹo bảo quản cây mía tươi
Để bảo quản cây mía tươi sau khi thu hoạch cũng như giữ được lượng đường, lượng nước bên trong mía, chúng ta có thể sử dụng các cách sau:
- Để mía ở nơi khô ráo, có bóng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Bạn có thể để mía ở chỗ đất ẩm, gốc mía tiếp xúc trực tiếp với chỗ đất ướt sẽ giúp mía không bị khô.
- Bạn cũng có thể dùng tấm bạt che chắn để giúp mía tránh ánh nắng chiếu vào, sẽ giúp mía hạn chế bị mất nước.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt mía thành một đống lớn và tưới nước vào chúng 1 lần mỗi ngày để mía không bị khô.
- Bạn không nên cạo vỏ mía rồi để quá lâu trước khi ép vì 2 đầu cây mía sẽ có thể bị mốc khi cạo vỏ. Điều này sẽ khiến nước mía sau khi ép bị đen, không đẹp mắt và ảnh hướng đến hương vị của nó.
5
Chú ý khi uống nước mía
Mặc dù nước mía rất mát và thanh lọc cơ thể tốt nhưng bạn không nên uống quá nhiều vì trong mía chứa lượng đường cao, uống nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Bạn chỉ nên uống khoảng 600ml nước mía mỗi tuần.
Bên cạnh đó, do trong mía có tính axit nên bạn không nên uống khi bụng đói và chỉ nên uống nước mía ép trong ngày, không nên uống nước mía đã chuyển màu đen hay có vị chua.
Trên đây là chia sẻ của Tip Hay về mẹo giữ nước mía xanh, nước không bị đen và chua. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn ngày mới tràn đầy năng lượng nhé!