Tip hay

Hiểm họa cho sức khỏe từ phòng ngủ

Hiểm họa cho sức khỏe từ phòng ngủ

Chúng ta dành 1/3 thời gian ước tính trong cuộc đời để ngủ, do đó, phòng ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Phòng ngủ vẫn có thể ẩn chứa những hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu thông tin nhé!

Gối

Gối là vật dụng chứa một lượng lớn bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc có hại cho sức khoẻ

Gối là vật dụng chứa một lượng lớn bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc có hại cho sức khoẻ nếu không được vệ sinh kỹ, dẫn đến các hiện tượng như dị ứng, ho, đau họng, nhức đầu, nổi mụn,…

Bạn nên thường xuyên giặt áo gối và ruột gối 1 đến 2 lần mỗi tuầnthay thế gối mới ít nhất mỗi năm một lần nếu không có điều kiện vệ sinh gối thường xuyên.

Cây cảnh

Cây cảnh có tác dụng tạo sinh khí cho phòng ngủ và đem lại không gian đẹp

Cây cảnh có tác dụng tạo sinh khí cho phòng ngủ và đem lại không gian đẹp. Nhưng nếu bạn tưới cây với lượng nước lớn, cây của bạn không những sẽ sớm chết mà các bào tử nấm mốc phát triển trong đất, gây ra các triệu chứng dị ứng ở những người dễ mắc bệnh suyễn hoặc dị ứng.

Bên cạnh đó, buổi tối, nếu bạn để cây cảnh trong phòng và đóng chặt cửa, quá trình hô hấp của cây sẽ hút khí oxy và đào thải CO2, rất nguy hiểm.

Nến thơm

Nến thơm có thể giải phóng các chất độc hại

Nếu bạn thường hay đốt nến thơm thì bạn nên hạn chế đốt trong thời gian dài bởi vì nến thơm có thể giải phóng các chất độc hại. Một nghiên cứu của Trường Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ phát hiện ra rằng những độc tố, chất ô nhiễm như benzene và toluene sẽ được giải phóng ra khi nến thơm bị đốt cháy.

Bên cạnh đó, hương thơm của nến thơm có thể gây kích ứng, dị ứng cho những người nhạy cảm với các chất hoá học tạo mùi hương.

Máy hút bụi

Máy hút bụi không có lưới lọc HEPA có thể lưu lại chất bẩn trong không khí

Máy hút bụi không có lưới lọc HEPA có thể lưu lại chất bẩn trong không khí và phân tán xung quanh môi trường phòng ngủ. Nếu bạn quên đổ phần bụi đi sau khi hút bụi, phần bụi này lại trở thành “nhà” cho vi khuẩn, nấm mốc và tản ra không khí gây dị ứng, hen suyễn, ho, viêm họng…

Các sản phẩm tẩy rửa

Trong các sản phẩm tẩy rửa thường chứa hương liệu, VOCs và các thành phần gây kích thích

Trong các sản phẩm tẩy rửa thường chứa hương liệu, VOCs và các thành phần gây kích thích. Do đó, tác dụng phụ của các chất tẩy rửa là gây kích ứng nếu dính vào mắt, dị ứng da tay, dị ứng mùi hương dẫn đến các vấn đề về hô hấp hoặc nhức đầu.

Bạn có thể sử dụng chanh, sả, giấm… để vệ sinh phòng ngủ của mình, vừa an toàn lại hiệu quả.

Cửa sổ

Nếu cửa sổ phòng ngủ luôn đóng chặt thì chất bẩn sẽ tích tụ

Nếu cửa sổ phòng ngủ luôn đóng chặt thì chất bẩn sẽ tích tụ bao gồm bụi, phấn hoa, các chất tẩy rửa dư thừa,… gây ô nhiễm môi trường sống. Vì vậy, nên khi điều kiện thời tiết cho phép, hãy mở cửa để lưu thông không khí và đẩy chất bẩn ra bên ngoài.

Máy xông hơi

Máy xông hơi gây dị ứng nếu không vệ sinh đúng cách

Máy xông hơi là cứu cánh cho làn da khô hoặc làn da cần làm sạch sâu. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên thay nước và không vệ sinh sạch sẽ máy xông hơi, tình trạng da sẽ xấu hơn do chất bẩn gây mụn, nở lỗ chân lông, tệ hơn là sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Đệm

Đệm chứa rất nhiều chất bẩn

Đệm chứa rất nhiều chất bẩn như các tế bào da chết, mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn và cả xác côn trùng như kiến, rệp... Đệm của bạn cần được vệ sinh thường xuyên khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần để tránh gây bệnh về da và hô hấp.

Thảm

Thảm chính là nơi trú ngụ của vô số chất bẩn

Thảm chính là nơi trú ngụ của vô số chất bẩn, từ bụi bẩn và đất cát khi bạn di chuyển, lông thú cưng, rận và rệp trên người thú cưng, ẩm mốc, vi khuẩn… Nếu không được thường xuyên hút bụi và giặt sạch sẽ, thảm lót chân sẽ là nguyên nhân gây bệnh cho gia đình bạn.

Xem thêm: Những đồ vật nào nên vệ sinh mỗi tuần?

Tóm lại, việc vệ sinh phòng ngủ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là với những vật dụng thường xuyên tiếp xúc với bạn. Hãy đón xem những bài viết mới của chúng tôi trên chuyên mục Vệ sinh nhà cửa nhé!

Nguồn tham khảo: eva.vn, tienphong.vn

Từ khóa: Hiểm họa cho sức khỏe từ phòng ngủhiểm họa cho sức khỏe từ phòng ngủhiểm họa sức khỏe từ phòng ngủvệ sinh phòng ngủhiểm họa sức khỏephòng ngủ