Hạt sago là gì? Lợi ích sức khỏe và cách dùng hạt sago
Hạt sapo thường dùng để chế biến trong nhiều món ngọt ngày nay. Cùng tìm hiểu hạt sago là gì và lợi ích sức khỏe của hạt sago mang lại nhé!
Hạt sago không chỉ là một nguyên liệu phổ biến sử dụng trong nhiều món ngon mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu thông tin chi tiết về hạt sago, các lợi ích sức khỏe và cách sử dụng hạt sago nhé.
1
Hạt sago là gì?
Hạt sago được làm từ bột sago, là một dạng bột được lấy từ cây cọ sago, còn được gọi là cây Sagu Metroxylon. Đây là loại hạt có hình dáng tương tự hạt trân châu và thường được sử dụng trong các món ngọt như chè sago lá dứa, chè xoài sago hay bánh pudding sago.
2
Thành phần dinh dưỡng trong hạt sago
Hạt sago chủ yếu chứa tinh bột, nhưng cũng có một lượng nhỏ protein, chất xơ và chất béo. Tuy nhiên, loại hạt này không chứa vitamin và khoáng chất. Trong 100g sago sẽ cung cấp các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Calo: 332
- Carbohydrate: 83g
- Protein: ít hơn 1g
- Chất xơ: ít hơn 1g
- Chất béo: ít hơn 1g
- Kẽm: 11% lượng tiêu thụ khuyến nghị hàng ngày (RDI)
Sago có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn đáng kể so với các loại bột từ lúa mì nguyên chất hoặc kiều mạch, do những loại bột này thường giàu protein và vitamin B.
Ngoài ra, hạt sago không chứa gluten, do đó phù hợp cho bệnh nhân mắc bệnh celiac hoặc những người tuân thủ chế độ ăn kiêng đặc biệt.
3
Lợi ích sức khỏe của hạt sago
Cung cấp kháng tinh bột
Hạt sago có hàm lượng kháng tinh bột lên đến 7,5%, đây là loại tinh bột không thể tiêu hóa nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Những vi khuẩn này phá vỡ kháng tinh bột và sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFA).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kháng tinh bột và SCFA có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cảm giác thèm ăn và cải thiện quá trình tiêu hóa.
Trong một nghiên cứu trên động vật, hạt sago đã được chứng minh là có khả năng làm tăng mức SCFA trong đường ruột và giảm kháng insulin, một yếu tố gây ra bệnh tiểu đường.
Cung cấp chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do gốc tự do, nguy cơ mắc bệnh tim, và ngay cả ung thư. Hạt sago có thể là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa hữu ích để giúp trung hòa các gốc tự do này.
Các nghiên cứu ống nghiệm đã xác định rằng sago chứa nhiều loại polyphenol như tannin và flavonoid, đây là những hợp chất thực vật có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Bổ sung polyphenol từ chế độ ăn uống có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm viêm nhiễm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Các nghiên cứu trên động vật cũng đã chứng minh rằng những con chuột được nuôi với chế độ ăn nhiều sago thường ít tổn thương do gốc tự do hơn, có mức độ chống oxy hóa cao hơn và nguy cơ xơ vữa động mạch giảm đi.
Tăng cường hiệu suất tập luyện
Hạt sago được thử nghiệm trên 8 vận động viên đạp xe, và kết quả cho thấy việc dùng đồ uống có chứa sago hoặc sago kết hợp với protein đậu nành trong quá trình tập luyện đã giúp tăng sức dẻo dai của họ lần lượt là 37% và 84% so với việc sử dụng giả dược.
Một nghiên cứu khác cho thấy người tham gia ăn cháo sago sau buổi tập luyện trong 15 phút đã đạt hiệu suất tăng hơn 4% so với người dùng giả dược.
Hạt sago cung cấp nhiều carbohydrate giúp tăng cường năng suất tập luyện. Việc tiêu thụ carbohydrate trước hoặc trong quá trình tập luyện có thể giúp tăng sức bền, trong khi tiêu thụ sau tập luyện có thể tăng cường quá trình phục hồi.
Tuy nhiên, hạt sago có ít protein, vitamin và khoáng chất hơn so với nhiều nguồn carbohydrate khác như gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên chất và kiều mạch. Bạn có thể xem xét sử dụng các nguồn carbohydrate không chứa gluten và giàu dinh dưỡng như khoai lang, khoai tây và bí ngô.
Lưu ý rằng cây cọ sago - loại cây dùng để chiết xuất sago, là một loại cây độc hại, do đó bạn không nên ăn hạt sago tươi mà nên ăn hạt sago làm từ bột đã qua chế biến để loại bỏ độc tố.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch có thể gây ra bởi nồng độ cholesterol và chất béo trung tính cao trong máu. Sử dụng hạt sago có thể giúp giảm nguy cơ này bằng cách ổn định cholesterol và chất béo trong máu.
Trong một nghiên cứu trên chuột, việc cho chuột ăn hạt sago đã dẫn đến mức cholesterol và chất béo trung tính thấp hơn so với những con được cho ăn bột năng. Điều này có thể được giải thích bởi có nhiều amylose trong hạt sago, một loại tinh bột được chuyển hóa chậm. Sự tiêu thụ tinh bột này lâu hơn, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, cải thiện mức cholesterol và chất béo trung tính.
Các nghiên cứu trên cả người và động vật đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu amylose có thể giúp kiểm soát cholesterol, mỡ trong máu và cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.
4
Cách chế biến hạt sago
Để mua hạt sago, bạn có thể tìm tại một số cửa hàng bán đồ làm bánh hoặc đặt mua trực tuyến. Khi đã có hạt sago, bạn có thể chế biến chúng theo các bước sau:
- Đun sôi nước, lượng nước tùy thuộc vào số lượng hạt bạn muốn luộc.
- Cho hạt sago vào nồi nước đang sôi và luộc trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc, hãy khuấy đều để hạt không dính lại vào nhau.
- Khi hạt sago đã chuyển màu trong suốt, bạn có thể vớt chúng ra và rửa qua với nước lạnh để làm cho hạt trở nên dẻo hơn.
- Khi đã luộc xong hạt sago, bạn có thể sử dụng chúng để làm các món chè yêu thích như chè xoài, chè lá dứa, chè khoai môn,...
Không chỉ là một nguyên liệu cho các món ngon, hạt sago còn là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể. Chính vì vậy, việc thêm hạt sago vào chế độ ăn hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Hãy tận dụng khả năng của loại nguyên liệu này để cải thiện sức khỏe và thưởng thức những món ăn ngon hơn nhé.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe hellobacsi.com