Hạt Buckwheat là gì và lợi ích của loại hạt này thế nào?
Hôm nay, mời bạn cùng Tip Hay tìm hiểu hạt Buckwheat là gì và lợi ích của loại hạt này thế nào?
Thường xuyên được các đầu bếp ứng dụng trong việc làm bánh, hạt Buckwheat có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe chúng ta. Hôm nay, Tip Hay mời bạn cùng tìm hiểu về những thông tin xoay quanh loại hạt này cũng như cách dùng chúng trong việc chế biến các bữa ăn hằng ngày nhé.
1
Nguồn gốc của kiều mạch
Hạt Buckwheat là tên tiếng Anh của hạt kiều mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc, tam giác mạch, tên gọi thường dùng nhất là hạt kiều mạch. Đây là loại cây thuộc họ rau răm, có hoa, mọc ở những vùng đất cằn cỗi. Tại Việt Nam, kiều mạch mọc rất nhiều ở các tỉnh miền Bắc thuộc các tỉnh như: Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn….
Hạt Buckwheat được nhận biết với kích thước không đồng đều, có hình tam giác và màu nâu. Tuy nhiên, khi sử dụng hạt Buckwheat, người ta thường dùng ở dạng tấm (dạng tách vỏ nhưng chưa được rây) với mục đích chế biến các món ăn truyền thống ở một số nước châu Âu và châu Á.
2
Giá trị dinh dưỡng
Là một trong những loài cây lương thực, hạt Buckwheat chứa một lượng Carbohydrates dồi dào. Ngoài ra, chúng còn có các chất chống oxy hóa, chất khoáng, protein đáng kể, chẳng hạn như magie, sắt, đồng, mangan, photpho, quercetin... Bù lại, loại hạt này không chứa nhiều vitamin.
3
Lợi ích của kiều mạch
Cung cấp nguồn protein dồi dào
Mỗi 100g hạt Buckwheat chứa khoảng 11-14 protein. Có thể nói lượng protein trong hạt kiều mạch cao hơn nhiều so với nhiều hơn hẳn những loại ngũ cốc như kê, ngô, lúa mì,... Bên cạnh đó nó chứa đến 12 loại axit amin giúp bổ sung năng lượng, kích thích thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ bắp.
Cải thiện đường huyết
Hạt Buckwheat có thể điều tiết lượng đường trong máu. Vì vậy, những ai bị tiểu đường nên bổ sung loại hạt này trong các bữa ăn hằng ngày.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Một chén hạt Buckwheat cung cấp cho bạn 6g chất xơ. Nó giúp giảm cảm giác đói bụng, hỗ trợ quá trình vận chuyển thức ăn dễ dàng hơn, từ đó hệ tiêu hoá của bạn sẽ tốt hơn, hạn chế những bệnh về đường ruột.
Hỗ trợ hoạt động của tim mạch
Những người ăn nhiều hạt Buckwheat đều có sự cải thiện trong các vấn đề về tim mạch, đẩy lùi mỡ màu, và giảm huyết áp đáng kể.
Ngăn ngừa ung thư
Hạt Buckwheat có chứa phenolic và các chất chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ các cơ quan tiêu hoá khỏi ung thư, nhiễm trùng hay các bệnh tiêu cực khác thông qua việc ngăn chặn quá trình oxy hoá.
Giúp bạn giảm cân hiệu quả
Như đã nói ở trên hạt Buckwheat chứa nhiều chất xơ cùng với thành phần dưỡng chất dồi dào nên khi ăn hạt Buckwheat, các chị em sẽ cảm thấy mau no và không còn cảm giác thèm ăn nữa từ đó giúp giảm cân rất là hiệu quả. Dù tạo cảm giác no, không thèm ăn nhưng Buckwheat lại cung cấp đầy đủ dưỡng chất, năng lượng nên người dùng vẫn an tâm sử dụng để giảm cân một cách hiệu quả, an toàn.
3
Cách sử dụng kiều mạch
Do chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người mà hạt Buckwheat có thể được dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, cụ thể:
- Đối với những ai đang giảm cân, bạn có thể lựa chọn cách chế biến món cháo kiều mạch hoặc salad kiều mạch để mang lại bữa sáng giàu dinh dưỡng mà lại no lâu. Nếu không thích cháo, bạn có thể ăn như một loại ngũ cốc cùng với sữa tươi và bột quế thơm thơm ngon.
- Nếu có đam mê làm bánh, bạn có thể dùng hạt kiều mạch để chế biến thành món bánh kiều mạch dùng kèm với sữa chua. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm món sữa kiều mạch thơm ngon, bổ dưỡng để dành uống cho những ngày thời tiết có phần oi bức.
- Đặc biệt hơn, bạn có thể dùng bột kiều mạch để làm đẹp bằng cách làm mặt nạ kiều mạch với cám gạo và đậu nành; hay làm trà kiều mạch (được pha từ nước nóng và bột kiều mạch) để rửa mặt nhằm tẩy đi các chất độc và trị bệnh khuẩn cầu.
Với những thông tin trên thì hạt Buckwheat hay tên thường gọi là hạt kiều mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc, tam giác mạch quả thực là một thực phẩm cực tốt cho sức khoẻ, bên cạnh đó nó còn là một nguyên liệu giúp bạn có thể chế biến mâm cơm thơm ngon cho cả gia đình.