Hạ đường huyết khi mang thai và những mối nguy hiểm mẹ bầu cần phải biết
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi về mặt sinh lý, bao gồm cả đường huyết. Thay đổi này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Hiểu rõ về tình trạng tụt đường huyết hay hạ đường huyết sẽ giúp cả mẹ và bé phòng ngừa, ngăn chặn những nguy hiểm trong quá trình mang thai. Tìm hiểu ngay cùng Tip Hay nhé!
1
Hạ đường huyết khi mang thai là gì?
Hạ đường huyết khi mang thai là tình trạng mẹ bầu bị giảm đường huyết dưới mức bình thường trong quá trình mang thai (<60mg/dl). Trong quá trình mang thai, nhu cầu về đường huyết tăng cao hơn và việc hạ đường huyết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
2
Dấu hiệu của tụt đường huyết
Dấu hiệu của tụt đường huyết bao gồm:
- Chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng
- Mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu
- Co giật, run tay chân, đổ mồ hôi
- Tim đập nhanh, khó thở
3
Nguyên nhân hạ đường huyết khi mang thai
Nguyên nhân hạ đường huyết khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:
- Ăn uống, ăn kiêng không đúng cách
- Tập thể dục một cách quá mức
- Sử dụng thuốc thải đường huyết mà không đúng chỉ định
- Thiếu sinh hoạt và nghỉ ngơi đúng cách
- Do các vấn đề về sức khỏe khác như bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, tuyến giáp và một số bệnh lý khác
- Tiêm insulin quá liều và không nạp đủ carbohydrate sau khi tiêm
4
Biến chứng khi bị hạ đường huyết
Biến chứng khi bị hạ đường huyết đối với bà bầu gồm có: co giật, mất ý thức, sảy thai, thai lưu, bệnh thận và suy dinh dưỡng cho thai nhi.
Nếu sự thay đổi đường huyết quá lớn có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan của bà mẹ, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.
5
Cách xử trí khi bị hạ đường huyết
Khi bị hạ đường huyết, mẹ bầu cần phải nhanh chóng xử lý để tránh các biến chứng có thể xảy ra:
- Ăn thức ăn chứa carbohydrate: Khi hạ đường huyết, bà bầu cần phải ăn thức ăn chứa carbohydrate, ví dụ như bánh quy, kẹo ngọt để cân bằng lại đường huyết.
- Ăn đủ và đúng thời điểm: Các mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng trong bữa ăn, đồng thời ăn đúng thời điểm để giữ đường huyết ổn định.
- Đi khám định kỳ: Nên đến khám thai định kỳ, nếu phát hiện bị dấu hiệu thì sẽ nhanh chóng có biện pháp để hạn chế, giảm thiểu nguy cơ nhất.
- Theo dõi sát sao các triệu chứng: Bà bầu cần phải theo dõi sát sao các triệu chứng của mình và báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay khi phát hiện các triệu chứng nguy hiểm xảy đến.
6
Lưu ý gì khi mẹ bầu bị hạ đường huyết
Khi mẹ bầu bị hạ đường huyết, cần lưu ý một số điều sau:
- Tập thể dục đúng cách: Mẹ bầu cần tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia.
- Tránh căng thẳng và stress: Giảm thiểu tối đa căng thẳng và stress trong cuộc sống.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên: Mẹ bầu nên tự kiểm tra đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
- Mang bên mình thực phẩm chứa carbohydrate: Viên nén dextrose, đồ uống có đường hoặc món ăn nhẹ sẽ nhanh chóng giúp cân bằng lại đường huyết.
Hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai và những mối nguy hiểm tiềm tàng kèm lưu ý cần nắm đã được truyền tải đầy đủ qua bài viết trên của Tip Hay. Đừng quên theo dõi, cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích từ Tip Hay nhé!