Tip hay

Giáo dục giới tính cho trẻ bằng 'quy tắc đồ lót' cực hữu ích

Giáo dục giới tính cho trẻ bằng 'quy tắc đồ lót' cực hữu ích

Giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là điều quan trọng. Cùng Tip Hay tham khảo về 'quy tắc đồ lót' giúp xây dựng kỹ năng bảo vệ sức khỏe, giới tính cho trẻ nhé!

Ngày nay, nguy cơ trẻ nhỏ bị xâm hại tình dục vì thiếu sự giáo dục cho trẻ ngay từ nhỏ ngày càng tăng cao cũng bởi sự lơ là, chủ quan của phụ huynh. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bạn có thể giáo dục con những kỹ năng bảo vệ sức khỏe, giới tính và bản thân ngay từ nhỏ với 'quy tắc đồ lót'. Cùng Tip Hay tham khảo ngay nhé!

1 Quy tắc đồ lót là gì?

Quy tắc đồ lót có tên tiếng Anh là "Talking PANTS", đây là tập hợp 5 thông điệp khác nhau do Hiệp hội Quốc gia Phòng Chống Bạo hành Trẻ em tại Anh (NSPCC) đưa ra và tuyên truyền rộng rãi, để các phụ huynh giáo dục con cái của mình giúp chúng có thể tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị xâm hại.

Quy tắc này đem lại hiệu quả tích cực, giảm thiểu và bảo vệ trẻ em khỏi những hành vi xâm hại tình dục.

Quy tắc đồ lótQuy tắc đồ lót

2 Quy tắc đồ lót gồm những gì?

Xếp theo các chữ cái của từ PANTS, quy tắc đồ lót có 5 thông điệp gồm:

  • P (Private): Sự riêng tư
  • A (Always remember your body belongs to you): Luôn nhớ cơ thể con thuộc về
  • N (No means no): Không là không
  • T (Talk about secrets that upset you): Nói về những điều bí mật khiến con không vui và làm con buồn
  • S (Speak up, someone can help): Chỉ cần nói ra, sẽ có người giúp con

Quy tắc đồ lót gồm những gì?Quy tắc đồ lót gồm những gì?

P (Privates are Private): Chỗ kín là riêng tư

Với quy tắc đầu tiên, cha mẹ nên là người nói rõ với con rằng tuyệt đối không để bất kỳ người nào có thể nhìn hay chạm vào vùng kín của con, ngoại trừ bố và mẹ. Luôn nói không nếu hành động nhạy cảm này xảy ra với người lạ.

Đối với bác sĩ, y tá nếu buộc phải khám bệnh thì bố mẹ nên giải thích với con và nhận được sự đồng ý từ con. Ngoài ra, tốt nhất với trẻ từ 3 tuổi trở lên thì cha mẹ nên tập cho các tự vệ sinh cá nhân, những việc tắm rửa nên để mẹ hoặc bà làm giúp.

A (Always remember your body belongs to you): Luôn nhớ cơ thể con thuộc về

Luôn nhắc nhở con rằng cơ thể của mình thì không ai có quyền được làm điều gì nhạy cảm, khiến con khó chịu và xấu hổ. Nếu ai đó cố tình chạm hoặc nhìn vào vùng kín của con thì lập tức nói "Không" và hét thật to, chạy ra khỏi người đó và đến nơi đông người để nhờ sự trợ giúp.

N (No means No): Không là không

Cha mẹ thường dạy con rằng phải nghe lời người lớn, kính trên nhường dưới, nhưng cũng phải nói rõ không phải trường hợp nào cũng như vậy. Con có quyền nói không với người lớn nếu con cảm thấy không thoải mái và không thích vì đó là sự lựa chọn của con, nhất là khi người lớn có ý đồ xấu.

Giáo dục giới tính cho trẻ bằng 'quy tắc đồ lót' cực hữu íchGiáo dục giới tính cho trẻ bằng 'quy tắc đồ lót' cực hữu ích

T (Talk about secrets that upset you): Nói về những điều bí mật khiến con không vui và làm con buồn

Trẻ nhỏ luôn có những bí mật xấu và bí mật tốt, cha mẹ nên dạy con cách phân biệt đâu là những bí mật nên tâm sự với cha mẹ và đâu là bí mật nên giữ riêng cho mình.

Những bí mật xấu luôn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, lo sợ và buồn bã, do đó tốt nhất nên khuyên con hãy nói ra những bí mật này để cha mẹ giúp con không sợ hãi, buồn bã nữa. Đặc biệt, nhắc cho con nhớ rằng, đừng quá lo lắng vì cha mẹ sẽ luôn ở bên con.

S (Speak up, someone can help): Chỉ cần nói ra, sẽ có người giúp con

Cha mẹ nên là người khuyến khích con cần nói ra những sợ hãi, điều khó khăn mà con đang gặp phải với cha mẹ, người thân để có thể giúp đỡ con. Cha mẹ cũng có thể chủ động hỏi thăm tình trạng của con hôm nay để trẻ có thể mạnh dạn tâm sự.

Trên đây là thông tin chi tiết về quy tắc đồ lót có thể giúp ích cho các phụ huynh và các bé trong việc giáo dục và nhận thức về giới tính cũng như bảo vệ bản thân của trẻ.

Nguồn: Báo Dân trí

Từ khóa: Giáo dục giới tính cho trẻ bằng 'quy tắc đồ lót' cực hữu íchquy tắc quần lótquy tắc đồ lót