Tip hay

Giải đáp thắc mắc: Ăn trái cây lên men có làm tăng nồng độ cồn không?

Giải đáp thắc mắc: Ăn trái cây lên men có làm tăng nồng độ cồn không?

Ăn trái cây đã lên men có làm tăng nồng độ cồn hay không? Hãy cùng tìm hiểu giải đáp thắc mắc này với Tip Hay thông qua bài viết dưới đây nhé.

Hiện nay, việc tiêu thụ các loại trái cây lên men đã dần xuất hiện rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người lại lo ngại rằng liệu ăn những loại thực phẩm này có gây tăng nồng độ cồn trong cơ thể và dẫn đến tình trạng bị xử phạt khi tham gia giao thông hay không. Hãy cùng tìm hiểu với Tip Hay nhé.

1 Ăn trái cây lên men có làm tăng nồng độ cồn không?

Ethanol là một dạng hợp chất hữu cơ chiếm phần lớn trong các loại đồ uống có cồn như rượu hoặc bia. Khi hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ được dạ dày và ruột non đưa vào máu, gây ảnh hưởng trực tiếp cho gan và gây nguy hiểm nếu bạn tham gia giao thông.

Theo các chuyên gia thì khoảng 12-24h sau khi uống rượu, bạn vẫn có thể đo được nồng độ cồn trong cơ thể tùy vào tuổi tác, chức năng của gan và giới tính. Bên cạnh đó, các loại nước trái cây lên men cũng có thể làm tăng nồng độ cồn.

Ethanol chiếm phần lớn trong bia và rượuEthanol chiếm phần lớn trong bia và rượu

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện công nghệ sinh học và Thực phẩm của Đại học Bách khoa cho hay, các loại trái cây nếu quá chín hoặc có hàm lượng tinh bột cao thì có thể chuyển hóa đường thành cồn sau một thời gian, trở thành những sản phẩm có cồn. Chẳng hạn như cơm nếp trở thành rượu nếp sau một thời gian lên men, nho, sầu riêng, táo trở sẽ thành rượu theo quy trình: Tinh bột - đường - enzym lên men - rượu - axit.

Vì lý do đó, những người tiêu thụ các loại thực phẩm kể trên chứng tỏ đã tiêu thụ một lượng cồn nhất định, dẫn đến trường hợp máy đo nồng độ cồn sẽ phát hiện.

Tiêu thụ trái cây lên men đồng nghĩa với việc hấp thụ cồnTiêu thụ trái cây lên men đồng nghĩa với việc hấp thụ cồn

2 Hàm lượng ethanol trong một số trái cây, thực phẩm lên men

Dù vậy, ethanol vẫn là một hợp chất tự nhiên xuất hiện phổ biến trong các loại thực phẩm dù các sản phẩm không hề dán nhãn là có cồn trước đó. Theo dữ liệu của Thư viện Y khoa Quốc gia, tùy vào các loại thực phẩm mà hàm lượng ethanol có trong đó sẽ khác nhau, như:

  • Các loại trái cây như cam, táo, nho chứa lần lượt là 0,37g/l, 0,6g/l, 0,8g/l
  • Một số loại hoa quả chín như chuối sẽ có tỷ lệ 0,02g/100g và 0,04g/100g.
  • Các loại bánh mì cuộn như bánh mì kẹp thịt là 1,28g/l và bánh mì cuộn sữa là 1,21g/l.
  • Còn đối với các sản phẩm khác sẽ có hàm lượng ethanol ít hơn, nằm trong khoảng từ 0,14 - 0,29 g/l.

Hàm lượng ethanol có trong một số loại thực phẩmHàm lượng ethanol có trong một số loại thực phẩm

3 Lời khuyên từ chuyên gia

Theo ý kiến của PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, thì việc tiêu thụ rượu bia hoặc các nước uống hoa quả lên men cũng đã tiêu thụ một lượng cồn đáng kể. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này trước khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, đối với trường hợp những người ăn các loại trái cây lên men và hơi thở có cồn, hãy bình tĩnh và giải thích lý do chính xác hoặc đề nghị xét nghiệm máu để làm rõ.

Ý kiến của chuyên gia về thực phẩm lên menÝ kiến của chuyên gia về thực phẩm lên men

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin về việc ăn trái cây gây tăng nồng độ cồn trong cơ thể mà bạn nên biết. Mong bài viết sẽ hữu ích và đừng quên theo dõi Tip Hay để có thêm nhiều kiến thức hay nữa nhé!

Nguồn: Báo Đời sống và Sức khỏe

Từ khóa: Giải đáp thắc mắc: Ăn trái cây lên men có làm tăng nồng độ cồn không?ăn trái cây lên men có làm tăng nồng độ cồn khôngăn trái cây lên men có làm tăng nồng độ cồn