Tip hay

Gãy xương đòn có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào tới trẻ?

Gãy xương đòn có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào tới trẻ?

Trẻ em thường rất hiếu động nên thường xuyên bị ngã và chấn thương. Cùng tìm hiểu xem gãy xương đòn có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào tới trẻ.

Xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh đóng vai trò hỗ trợ vai trong các động tác của cơ thể. Vậy gãy xương đòn có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào tới trẻ em. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

1 Trẻ em bị gãy xương đòn sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ em bị gãy xương đòn sẽ ảnh hưởng như thế nào?Trẻ em bị gãy xương đòn sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Xương đònxương dài ở vai dùng để nối bả vai với khung xương sườn. Xương đòn của trẻ em không cứng hoàn toàn cho đến tuổi trưởng thành. Điểm xương đòn thường dễ bị gãy nhất là ở gần giữa vì chiều dài của nó hoặc xảy ra khi xương gắn vào khung xương sườn, xương mác.

Trẻ em thường thích vận động, chạy nhảy nên dễ bị té ngã và chấn thương. Vì vậy, việc gãy xương đòn có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi trẻ vui chơi và cũng là phần xương dễ bị gãy nhất đối với trẻ em. Trường hợp gãy xương đòn xảy ra khi trẻ ngã chấn thương vào vai hoặc chống tay khi ngã. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị gãy xương đòn khi sinh khó.

Để chữa lành xương đòn bị gãy có thể mất 6 tuần hoặc lâu hơn. Trẻ sẽ cần phải đeo địu để giữ xương gãy không di chuyển để mau lành hơn.

2 Nguyên nhân của gãy xương đòn

Nguyên nhân của gãy xương đònNguyên nhân của gãy xương đòn

Trẻ mới biết đi hoặc những đứa trẻ hiếu động thích chạy nhảy vui đùa dễ bị ngã dẫn đến gãy xương, đặc biệt là xương đòn. Trẻ té ngã ở tư thế tay đẩy ra phía trước hoặc những cú ngã tác động mạnh lên phần vai là những nguyên nhân phổ biến gây ra gãy xương đòn.

Nếu bị nứt hoặc gãy xương đòn, các dây thần kinh và mạch máu nằm ở dưới xương đòn cũng có thể bị tổn thương. Khi trẻ ngã bị gãy xương đòn sẽ xuất hiện âm thanh lạo xạo nhưng đôi khi các bậc phụ huynh không để ý.

3 Các triệu chứng của gãy xương đòn

Các triệu chứng của gãy xương đònCác triệu chứng của gãy xương đòn

Ba mẹ cần quan sát trẻ để nhận biết các vấn đề sức khỏe trẻ đang gặp phải, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh vì trẻ không nói được. Sau đây là các triệu chứng của gãy xương đòn thường gặp ở trẻ:

  • Khi cử động vai bị đau ở xương đòn hoặc đỉnh vai
  • Vai chùng xuống và hướng về phía trước
  • Xương biến dạng, gồ lên dưới da, ấn vào có tiếng lạo xạo
  • Vị trí bị gãy sưng tấy hoặc bầm tím
  • Ngứa ran ở vai và cánh tay
  • Vị trí gãy sẽ phát triển một cục u gọi là mô sẹo tại nơi xương đang lành

Xương đòn bị biến dạng hoặc xương đòn trông khác thường

4 Gãy xương đòn điều trị như thế nào?

Gãy xương đòn điều trị như thế nào?Gãy xương đòn điều trị như thế nào?

Trẻ em bị gãy xương đòn sẽ mau lành hơn người lớn, tuy nhiên bạn vẫn nên đưa trẻ đi thăm khám để kiểm tra tình trạng xương và có biện pháp điều trị hiệu quả. Bác sĩ sẽ kiểm tra các dây thần kinh và mạch máu có bị tổn thương do gãy xương đòn hay không. Sau đó, họ sẽ kiểm tra vai và kiểm tra cảm giác, sức mạnh ở cánh tay, bàn tay và ngón tay của trẻ.

Kết quả chụp X-quang hoặc chụp CT có thể cho thấy vết gãy. Nhiều xương đòn bị gãy, bạn chỉ cần bất động cánh tay ở bên gãy là có thể tự hồi phục mà không cần phẩu thuật.

Trẻ có thể phải sử dụng một chiếc địu hoặc nẹp hình số tám khoảng 3 đến 4 tuần nếu tình trạng xương nhẹ và vừa. Trẻ sẽ phải phẩu thuật nếu tình trạng xương nặng hơn so với tưởng tượng.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh nhấc và đặt trẻ để tránh làm tổn thương lên vết thương. Để hạn chế đau, cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng túi chườm đá hoặc sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Tuy nhiên bạn phải luôn đọc nhãn thuốc và làm theo hướng dẫn sử dụng.

5 Cách kiểm soát tình trạng gãy xương đòn của trẻ?

Cách kiểm soát tình trạng gãy xương đòn của trẻ?Cách kiểm soát tình trạng gãy xương đòn của trẻ?

Cho trẻ nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động của trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ để xương đòn mau lành lại. Nếu được bác sĩ cho phép, bạn có thể chườm đá lạnh bằng khăn bên ngoài lên xương đòn của trẻ trong 15 đến 20 phút mỗi giờ hoặc theo chỉ dẫn để giảm sưng và đau.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ dùng vật lý trị liệu để cải thiện chuyển động và sức mạnh cơ, đồng thời giảm đau.

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ không thể biểu hiện các cơn đau của mình bằng lời nói nên bạn cần nắm được các triệu chứng của gãy xương đòn để có thể nhận biết sớm nhất tình trạng của trẻ.

Vậy là Tip Hay đã chia sẻ xong tình trạng gãy xương đòn có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào đến trẻ rồi đó. Hy vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn. Theo dõi Tip Hay để xem nhiều bài viết hay khác nhé!

Từ khóa: Gãy xương đòn có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào tới trẻ?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh