Gãy tay, gãy xương kiêng ăn gì? Nên ăn gì để nhanh phục hồi?
Để hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống cũng như các loại thực phẩm nên và không nên ăn đối với người bị gãy tay, gãy xương thì hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé!
Khi bị gãy tay, gãy xương, chúng ta cần quan tâm rất nhiều về các loại thực phẩm nên và không nên ăn để giúp vết thương được mau chóng hồi phục. Vậy gãy tay kiêng ăn gì? Gãy xương kiêng ăn gì? Hãy cùng Tip Hay tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1
Gãy tay, gãy xương nên kiêng ăn gì?
Các thực phẩm ăn hằng ngày có thể tác động đến tình trạng xương khớp cũng như thời gian hồi phục vết thương. Vậy gãy tên nên kiêng ăn gì? Gãy xương nên kiêng ăn gì? Tham khảo từ các bác sĩ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng (TPHCM) sau đây là các thực phẩm người bệnh cần lưu ý khi bị gãy tay, gãy xương.
Các thực phẩm chứa chất kích thích
Các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,... cần được hạn chế tuyệt đối khi chúng ta bị gãy tay, gãy xương vì chất kích thích có trong thực phẩm có thể làm suy giảm sức khỏe nói chung đối với bệnh nhân, từ đó khiến thời gian hồi phục xương bị kéo dài.
Các món ăn nhiều dầu mỡ
Những món ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ cản trở quá trình hấp thu canxi của xương, khiến cho canxi bị chuyển hóa thành bọt và đào thải ngược ra ngoài, làm vết gãy xương khó hồi phục hơn. Chính vì thế, các bệnh nhân bị gãy xương, gãy tay cần kiêng các loại thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu như những món xào, chiên, rán.
Các món ăn quá ngọt
Khi đang trong quá trình điều trị gãy xương, các bệnh nhân không nên ăn những món quá ngọt như bánh quy, bánh kem, kẹo dẻo, bánh mì ngọt... vì hàm lượng đường trong thực phẩm có thể cản trở sự sản sinh và phát triển tế bào xương, khiến cho thời gian lành xương bị kéo dài.
Các món ăn quá mặn
Hàm lượng muối cao trong món ăn có thể khiến canxi hấp thụ bị đào thải qua nước tiểu, đồng thời kích thích một số phản ứng viêm, làm người bệnh cảm thấy khó chịu hay đau đớn. Chính vì thế, khi bị gãy tay, gãy xương, bệnh nhân chỉ nên ăn món ăn với lượng muối vừa phải để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo mô.
Trà đặc
Một số hoạt chất trong trà đặc có khả năng làm chậm quá trình sản sinh và nuôi dưỡng các mô cơ, từ đó làm cho thời gian hồi phục vết thương bị kéo dài. Chính vì thế, các bệnh nhân gãy tay, gãy xương trong thời gian điều trị cũng cần phải kiêng uống nước trà pha đặc.
2
Những thực phẩm nên ăn khi bị gãy xương, gãy tay
Ngoài những thực phẩm không nên ăn như rượu, bia, trà đặc, các món quá ngọt, quá mặn hay quá nhiều dầu mỡ, người bị gãy xương nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau đây để giúp quá trình hồi phục xương được cải thiện:
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là một trong những khoáng chất cần được bổ sung nhất đối với các bệnh nhân bị gãy tay, gãy xương vì đây là khoáng chất giúp cho các tế bào xương được nhanh chóng sản sinh, phát triển, từ đó làm lành các vết gãy. Các loại thực phẩm giàu canxi có thể kể đến là sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi, bông cải xanh, các loại hạt,...
Thực phẩm giàu vitamin D
Bên cạnh việc tắm nắng, việc bổ sung vitamin D qua thực phẩm còn giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển canxi vào xương trong cơ thể, giúp xương trở nên chắc khỏe và vết gãy sớm hồi phục hơn. Những thực phẩm nhiều vitamin D bao gồm lòng đỏ trứng, tôm, hàu, nấm, cá mòi,...
Thực phẩm giàu kẽm
Đóng vai trò như 1 khoáng chất hỗ trợ cho vitamin D hoạt động hiệu quả hơn, kẽm sẽ giúp canxi được đẩy nhanh vào xương, đồng thời cũng làm cho các vết nứt, gãy được nhanh chóng lành lại. Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm bao gồm khoai tây, cà rốt, hạt hướng dương, đậu phộng, bánh mì,...
Thực phẩm giàu magie
Không chỉ giảm nguy cơ loãng xương, magie còn đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào xương mới, đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ canxi của xương, khiến cho các vết gãy nhanh chóng lành lại. Bạn nên cung cấp magie qua những loại thực phẩm như quả bơ, chuối, ngũ cốc, đậu hủ,...
Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng mật độ tế bào xương, giúp oxy vận chuyển đến đúng nơi trong cơ thể, khung xương được phát triển chắc chắn, từ đó hỗ trợ điều trị chấn thương. Một số thực phẩm giàu vitamin B12 có thể kể đến như thịt bò, ngao, cá ngừ, sữa hạnh nhân, dầu thực vật,...
Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic là 1 khoáng chất có công dụng vận chuyển oxy đến khắp nơi trong cơ thể, giúp nuôi dưỡng và duy trì sự khỏe mạnh của tế bào, từ đó đồng thời cũng hỗ trợ phục hồi và tái tạo những vết nứt, gãy xương. Bạn có thể cung cấp vitamin B9 qua cam, quýt, chanh, củ dền, măng tây, đậu lăng,...
3
Lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân bị gãy xương
Khi chăm sóc cho các bệnh nhân bị gãy tay, gãy xương, bạn cần phải lưu ý đến một vài điểm sau:
-
Nhờ bác sĩ nới phần bột băng bó nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu, căng tức phần bó bột để tránh tình trạng chèn ép, có thể gây hoại tử chi.
-
Phần bó bột cần được kê cao trong khoảng 72 giờ sau khi bó để giúp máu chảy về thuận lợi.
-
Phần bó bột cần giữ cho khô ráo, sạch sẽ, không được để ẩm, thấm nước.
-
Không được tự ý cắt ngắn, c ắt xén mép bột bó nếu không có ý kiến bác sĩ.
-
Nếu thấy màu sắc da quanh mép phần bột bó bị tấy đỏ, trầy xước thì cần đến bệnh viện ngay.
4
Các biện pháp phục hồi sau gãy xương
Sau các chấn thương, bệnh nhân bị gãy xương nên áp dụng một số biện pháp sau đây để đẩy nhanh quá trình phục hồi các vết nứt, gãy:
-
Tập cử động khớp gần nơi bị gãy xương nhằm giúp hạn chế tình trạng co cứng khớp do bị để bất động quá lâu.
-
Tập duy trì sức cơ, nhất là vùng cơ chấn thương để giúp tăng sức căng của cơ.
-
Tập đi lại nhẹ nhàng, có thể dùng nạng gỗ khi đã được sự tư vấn của bác sĩ.
-
Phối hợp các biện pháp vật lý trị liệu nhằm giúp quá trình hồi phục vết thương được đẩy nhanh hơn.
-
Tập thực hiện những sinh hoạt bình thường như lên xuống cầu thang, ngồi xổm rồi đứng lên,... để giúp các mô xương được vận động trở lại như bình thường, đẩy nhanh quá trình chữa lành hoàn toàn vết thương.
5
Vì sao gãy xương ở tay lại phổ biến?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương ở tay: Ngã xe, ngã chống tay, tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao, đánh nhau,...
Vì phản xạ khi té, ngã hoặc bị đánh, ta thường đưa tay ra chống, đỡ, lực tác động lại quá mạnh khiến xương tay bị gãy. Khi ngã có thể dẫn đến gãy xương cảng tay hoặc cánh tay.
Trên đây là những thực phẩm nên và không nên ăn đối với các bệnh nhân bị gãy tay, gãy xương. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, bạn đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như có thể bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn nhé!
Nguồn: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng