Tip hay

Đừng xem thường rối loạn tâm thần rất phổ biến vào mùa thi

Đừng xem thường rối loạn tâm thần rất phổ biến vào mùa thi

Việc học quá căng thẳng cùng với những áp lực điểm số từ gia đình và bạn bè khiến nhiều sĩ tử dễ mắc phải trạng thái lo âu, trầm cảm và rất dễ dẫn đến nhiều hậu quả rất khôn lường.

Cứ đến màu thi, tỷ lệ học sinh mắc chứng rối loạn tâm lý liên quan đến những vấn đề như căng thẳng, áp lực học tập, điểm số ngày càng tăng cao. Thâm chí có rất nhiều học sinh thường có biểu hiện ngay trong lúc đang ngồi ôn thi. Điều này như một hồi chuông cảnh báo đến bậc phụ huynh về vấn để rối loạn tâm lý vào mùa thi này.

1 Rối loạn tâm thần là gì?

Hội chứng này để cập đến những loạt các tình trạng về sức khỏe tâm thần bao gồm tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Ví du như trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và những hành vi vô cùng kì lạ.

Một số người thường gặp lo lắng, căng thẳng nhưng đó vẫn chưa phải là loạn tâm lý. Nó chỉ thực sự trở thành bệnh khi tình trạng này xuất hiện liên tục và ảnh hưởng đến đời sống.

Trong hầu hết trường hợp, căn bệnh này cần được điều trị bằng thuốc kết hợp với những liệu pháp tâm lý đặc thù.

2 Rối loạn tâm thần với sĩ tử trong mùa thi

Trong mùa thi, các sĩ tử rất dễ mắc phải chứng rối loạn tâm thần. Và những tình trạng dễ thấy nhất đó là rối loạn lo âu, loạn thần, trầm cảm.

Đừng xem thường rối loạn tâm thần rất phổ biến vào mùa thi

Rối loạn lo âu

Khi mắc chứng bệnh này, sĩ tử cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, khó chịu trong người, đứng ngồi không yên, vã mồ hôi, chân tay run, ngủ không ngon, đâu đầu liên tục,... Thậm chí cảm xúc của các sĩ tử cũng ở trong tình trạng không ổn định, có khi các sĩ tử cảm thấy muốn khóc mà chẳng biết lý do vì sao.

Đa phần, những người mắc chứng rối loạn lo âu thường không kiểm soát được bản thân và luôn cầu toàn, mong muốn những việc mình làm phải thật hoàn hảo. Điều này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới kết quả thi cử của các sĩ tử.

Loạn thần

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý loạn thần là do việc ôn luyện, học hành quá căng thẳng. Những người gặp phải chứng bệnh này thường khó ngủ vào ban đêm, hay bị hoang tưởng, xuất hiện ảo giác, tự nói chuyện một mình và rối loạn cả về hành vi lẫn cảm xúc.

Khi gặp người mắc chứng loạn thần, bạn sẽ thấy họ có biểu hiện lo âu, sợ hãi, căng thẳng và không kiểm soát được hành vi của bản thân. Đôi lúc, họ có biểu hiện hoang tưởng, gặp ảo giác trên đường nhưng không thể thoát ra được.

Trầm cảm

Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, biểu hiện của bệnh trầm cảm thường gắn liền với sự gián đoạn và hiệu quả của việc học. Nó xuất phát từ cảm giác buồn chán, tuyệt vọng, cảm thấy không có hy vọng, mất đi những sở thích quen thuộc, giảm hứng thú trong học tập cũng như cuộc sống, thậm chí cân nặng còn sụt giảm nhanh chóng. Kèm theo đó là những biểu hiện như đau đầu, đau lưng, ăn uống không ngon miệng, không có mục đích gì cho tương lai, mất ngủ thường xuyên, lo lắng, căng thẳng, tự ti với bản thân...

3 Cách ngăn ngừa rối loạn tâm thần mùa thi

Đừng xem thường rối loạn tâm thần rất phổ biến vào mùa thi

Theo bác sĩ Lê Công Thiện: "Nguyên nhân của vấn đề này do nhiều yếu tố, trong đó việc bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng và luôn cho rằng đó là động lực cho con mình cố gắng. Ngoài ra, trong các kỳ thi thì nhịp sống, nếp sinh hoạt của các em cũng thay đổi (ăn, ngủ không đúng giờ như thường lệ và không có thời gian giải trí)... Có những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc do chính bản thân các em tự tạo áp lực cho mình. Các em luôn trong trạng thái học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Thậm chí, có em chỉ ngủ 2 - 3 tiếng/ngày, dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút.

Để giảm bớt được những trường hợp nhập viện vì bệnh này thì việc đầu tiên cần làm là tuyên truyền nhiều về sức khỏe tâm thần để mọi người hiểu rõ về nó. Học sinh, sinh viên cần biết về các phương pháp học tập đúng đắn, biết cách giải tỏa căng thẳng, tránh lo âu, chán chường vì áp lực học hành; từ đó xây dựng thói quen học tập với thời gian sinh hoạt hợp lý (phải đảm bảo giấc ngủ tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày).

Đặc biệt, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết các biểu hiện của con cái để đưa con đi tư vấn tâm lý, điều trị kịp thời. Các vị phụ huynh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng hay áp lực lên con cái, quan tâm nhiều hơn đến phương pháp học tập cũng như sức khỏe của con, khi thấy con có dấu hiệu lạ (ngủ lâu hoặc ít ngủ, cáu giận, bực bội, không chịu vệ sinh tắm rửa, ăn uống thất thường...) thì cần theo dõi sát sao, rồi đưa đi kiểm tra sức khỏe sớm. Về phía thầy cô giáo, những người rất gần gũi, tiếp xúc 8 tiếng trong một ngày với các học sinh, nếu thấy các em có biểu hiện bất thường hàng ngày thì các thầy cô phải thông báo ngay cho gia đình."

Rối loạn tâm thần là tình trạng rất phổ biến ở các thí sinh vào mùa thi bởi áp lực học tập, thi cử, điểm số, áp lực từ gia đình, cha mẹ. Khi sĩ tử mắc phải rối loạn tâm thần dễ xảy ra những hành động, suy nghĩ tiêu cực, dại dôt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình. Vì thế gia đình cần phải quan tâm và giảm bớt áp lực cho sĩ tử trong mùa thi này.

Xem ngay cách tính điểm thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2023

Xem thêm nhiều thông tin bổ ích tại Khỏe đẹp mỗi ngày.

Bạn sẽ quan tâm:

>>> Muốn học đâu nhớ đấy trong mùa thi, hãy ăn những loại thực phẩm sau

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Đừng xem thường rối loạn tâm thần rất phổ biến vào mùa thirối loạn tâm thần. tâm thần. sĩ tửthi đại họckỳ thithirối loạn tâm thần. tâm thần. sĩ tửthi đại họckỳ thithi