Dự báo đợt nóng khủng khiếp lên đến hơn 39 độ C trong 3 ngày, làm gì để phòng bệnh?
Theo thông tin từ đài khí tượng thủy văn, một đợt sóng nhiệt đới cao đang di chuyển từ phía Tây Lào sang phía Đông, dự báo có thể khiến nhiệt độ từ miền núi phía Bắc đến Nam Trung Bộ tăng độ ngột lên 35 - 40 độ C, ẩn hiện những nguy cơ đối với sức khỏe .
Nhiệt độ tăng cao đột ngột, nhanh chóng và những hệ lụy sức khỏe tiềm tàng
Theo dự báo:
- Nhiệt độ bắt đầu tăng cao từ ngày 18/4/2019 với mức nhiệt ở 35 độ C.
- Ngày 19/4 mức nhiệt nhiệt sẽ tăng lên 36 - 37 độ C.
- Nắng nóng cực đại vào ngày 21/4 với nhiệt độ ở vùng đồng bằng thấp là 38 - 39 độ C. Nhiệt độ thực tế cực đại có thể lên đến hơn 40 độ C.
Như vậy, chỉ trong vòng vài ngày, độ chênh lệch từ nhiệt độ cực tiểu (hôm nay là 20 độ C) với nhiệt độ cực đại 39 độ C lên tới 20 độ C.
Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn và quá nhanh này sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi và dễ sinh ra các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu.
Làm gì để giữ sức khỏe an toàn qua đợt nắng nóng
Kiểm soát các phương pháp làm mát, hạ nhiệt độ
Nếu gia đình bạn sử dụng điều hòa, không nên để nhiệt độ dưới 25 độ C ngay cả ở thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày. Sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn giữa phòng ở và môi trường ngoài sẽ càng dễ khiến cơ thể sốc nhiệt và nhanh chóng lâm bệnh.
Hãy kết hợp sử dụng quạt hơi nước trong phòng điều hòa kín để gia tăng độ ẩm không khí, tránh khô da, và giúp phòng bạn mát lên nhanh chóng hơn mà không tốn quá nhiều điện.
Nếu như dùng quạt máy thông thường, hãy đặt thêm chậu nước nhỏ hoặc nước đá phía trước quạt, nó sẽ giúp luồng gió đẩy đi giảm sự khô hanh, dễ chịu hơn khi tiếp xúc với da bạn.
Đừng cố mở quạt hết công suất và tránh gió thổi trực tiếp vào mũi, mặt. Nên đặt quạt thổi gió ra hướng cửa và bạn nên nằm xuôi theo hướng gió.
Cố gắng hạn chế thấp nhất thời gian ra ngoài đường vào giờ nắng cao điểm, vừa để tránh cái nắng gay gắt và tia UV, vừa để tránh tình trạng say nắng, sốc nhiệt.
Xem thêm:
>>> Tia UV là gì? Tác hại của tia UV đối với làn da của chúng ta
>>> Chăm sóc da thế nào để chống lại tia UV đang ở mức báo động?
Tăng cường sức đề kháng bằng dinh dưỡng
Hãy uống nhiều nước, nước có bổ sung muối khoáng sẽ càng tốt để bù đắp vào lượng mồ hôi thất thoát do trời nắng nóng.
Bổ sung thêm vitamin C từ trái cây như chanh, cam, bưởi... sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và khỏe khoắn hơn, tăng sức đề kháng.
Tránh bỏ bữa, thay vào đó hãy tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt với các loại rau củ có tính mát như bí xanh, cải lá xanh, cà chua,...
Hạn chế uống quá nhiều nước lạnh, nước đá, nó sẽ chẳng tốt cho họng của bạn, mặc dù nó thực sự giúp bạn cảm thấy "đã khát".
Thời tiết khắc nghiệt luôn là thách thức với sức khỏe và khả năng thích nghi của cơ thể con người. Cần có kiến thức tốt để sinh hoạt, ăn uống khoa học, hợp lý sẽ rất có ích để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Uống gì giúp giải nhiệt mùa nóng