Tip hay

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu đột quỵ và cách phòng tránh

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu đột quỵ và cách phòng tránh

Mặc cho những nguy hiểm đáng sợ mà đột quỵ mang lại, dường như chúng ta vẫn còn biết rất ít thông tin về bệnh lý này. Vì vậy bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được đột quỵ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu đột quỵ và cách phòng tránh.

Gần đây, chúng ta thường nghe báo đài, tin tức đề cập nhiều đến 2 từ “đột quỵ” - nguyên nhân gây ra nhiều cái chết đáng thương. Điều nguy hiểm ở chỗ, loại bệnh lý này thường xảy ra một cách đột ngột, thậm chí còn có thể xảy ra ở người đang trong trạng thái thể chất khỏe mạnh và ngày càng có xu hướng trẻ hóa tại nước ta.

Do đó, trang bị những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về đột quỵ là một điều cấp thiết. Hôm nay Tip Hay sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ về căn bệnh này.

1 Tìm hiểu về bệnh đột quỵ

Đột quỵ là gì?

Theo Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Hồi Sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, “Đột quỵ” còn có một cái tên dài hơn là “tai biến mạch máu não”, là trạng thái dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn, hoặc sụt giảm đáng kể.

Lúc này, não sẽ bị thiếu oxy, và những dưỡng chất cần thiết để nuôi sống tế bào não, khiến chúng bị tổn thương và chết dần. Điều đáng nói, quá trình này diễn ra rất nhanh, chỉ vài phút là sẽ đủ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Đột quỵ là gì?

Các dạng đột quỵ chính

Có 3 loại đột quỵ chính:

Đột quỵ cho thiếu máu cục bộ: Chiếm đa số các trường hợp đột quỵ (khoảng 85%), nguyên nhân do động mạch bị tắc nghẽn.

Đột quỵ do bị huyết khối: Hiện tượng hình thành máu đông, hoặc mảng bám (hay còn gọi là chất béo), tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.

Đột quỵ do bị tắc mạch: Hiện tượng cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể (thường được ghi nhận là tại tim), sau đó di chuyển đến não.

Tuy chiếm đa số trong các trường hợp đột quỵ, song loại đột quỵ này có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp đề phòng.

Đột quỵ cho thiếu máu cục bộ

Đột quỵ do xuất huyết: Chiếm ít hơn các ca đột quỵ (khoảng 15%), xảy ra khi trên bề mặt não hoặc động mạch não có vết nứt, khiến xuất huyết, phình mạch, dẫn tới hệ thống mạch máu não bị thay đổi hình dạng.

Đột quỵ do xuất huyết

Thiếu máu não thoáng qua (còn gọi là TIA): So với 2 loại đột quỵ trên thì TIA ít khẩn cấp hơn bởi hiện tượng này bao gồm các triệu chứng đột quỵ xảy ra trong thời gian ngắn (thường vài phút). Nhưng cũng không được chủ quan và phải nhanh chóng xử lý kịp thời.

Thiếu máu não thoáng qua

Nguyên nhân của bệnh đột quỵ

Đột quỵ xảy ra bất ngờ và có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau:

Nguyên nhân từ các yếu tố kiểm soát được

Từ bệnh lý cao huyết áp: Huyết áp cao làm tăng khả năng hình thành các cục máu đông - những nhân tố đầu tiên dẫn đến cơn đột quỵ.

Từ thói quen hút thuốc: Hút thuốc lá nhiều làm tổn thương các mạch máu, khiến động mạch trở nên xơ cứng và dẫn tới cao huyết áp.

Từ lượng cholesterol cao, béo phì: Những bệnh lý nền này cũng dễ dẫn tới việc tăng huyết áp, mỡ trong máu từ đó gây ra đột quỵ,

Từ bệnh tim mạch, đái tháo đường.

Từ việc thiếu máu thoáng qua (TIA).

Từ việc tái phát cơn đột quỵ: Những ai đã từng bị đột quỵ sẽ có khả năng cao tái phát trong những tháng đầu cho tới 5 năm sau. Vì vậy, trong thời gian này nhất định phải theo dõi và quan sát kỹ. Càng về sau khả năng tái phát sẽ từ từ giảm.

Nguyên nhân từ các yếu tố kiểm soát được

Nguyên nhân từ các tố không kiểm soát được

Tuổi tác: Đột quỵ không chừa một ai, song, người càng lớn tuổi thì khả năng xảy ra đột quỵ càng cao.

Giới tính: Lịch sử đã ghi nhận, số lượng nam giới bị đột quỵ nhiều hơn số lượng nữ giới.

Tiểu sử gia đình: Những ai sinh ra trong gia đình có ba mẹ là người đã từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh về tim, thiếu máu thoáng qua, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Nguyên nhân từ các tố không kiểm soát được

2 Dấu hiệu đột quỵ

Điểm chung của các dấu hiệu nhận biết đột quỵ là: Chúng thường xảy ra đột ngột, và ngắt quãng thậm chí không gây cảm giác đau. Do đó, chúng ta sẽ rất dễ chủ quan và bỏ qua chúng. Các dấu hiệu đó là:

Tê liệt cấp tính: Thường là tê cứng mặt, các chi, hoặc một bên cơ thể. Bạn có thể kiểm tra bản thân mình: Nếu thấy không thể vòng 2 tay qua đầu cùng 1 lúc, hoặc cười một cách không bình thường, xệ miệng, bạn có thể đang bị đột quỵ.

Dấu hiệu nhất biết đột quỵ

Cơ thể đột nhiên mất thăng bằng, chóng mặt.

Mờ mắt, hoặc giảm thị lực một hoặc cả 2 mắt đột ngột.

Đột nhiên cảm thấy khó nói, không thể nói một câu đơn giản.

Đau đầu đột ngột, không có lý do cụ thể, kèm theo cảm giác nôn mửa.

đột nhiên mất thăng bằng, chóng mặt

3 Biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

Biến chứng nguy hiểm của đột quỵBiến chứng nguy hiểm của đột quỵ

Đối với người bị đột quỵ, nếu như không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ:

  • Tàn tật vĩnh viễn hoặc tạm thời, mức độ phụ thuộc vào khoảng thời gian mà não bị thiếu máu cục bộ và các bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng do tế bào não bị tổn thương;
  • Bị tê liệt, mất khả năng vận động một số cơ hoặc một số bộ phận;
  • Mất khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và cử động của miệng, gặp khó khăn khi nói hoặc nuốt.
  • Suy giảm trí nhớ, nhận thức, khả năng suy nghĩ, khó khăn khi diễn đạt bằng lời;
  • Ảnh hưởng đến tâm lý, người đã từng trải qua cơn tai biến sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ thu mình và có thể bị trầm cảm.

4 Cách phòng tránh đột quỵ

Từ các nguyên nhân trên, cách tốt nhất để phòng chống đột quỵ là tránh mắc phải các bệnh làm tăng khả năng đột quỵ như đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì, mỡ trong máu, tim mạch…

Trong trường hợp đã mắc phải bệnh, cần lưu ý kiểm soát và điều trị bệnh kỹ càng. Bên cạnh đó, cần duy trì:

Thói quen ăn uống lành mạnh

Theo Bác sĩ Trần Thị Thu Liễu, Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM: Tăng cường các loại thực phẩm tránh đột quỵ bao gồm thực phẩm giàu Omega-3 (cá hồi, cá ngừ…); thực phẩm giảm cholesterol (hạnh nhân, đậu nành…); giàu magie (ngũ cốc, bơ, rong biển, mâm xôi…).

Tránh ăn các loại chế biến sẵn, đồ đóng hộp, các món ăn quá mặn, các thực phẩm chứa nhiều cholesterol (bơ thực vật, đồ chiên, gan, phô mai…)

Hạn chế hoặc bỏ các đồ uống có cồn, thuốc lá.

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh

Duy trì thói quen tập thể dục

Nên tập thể dục đều đặn ít nhất 5 ngày/tuần, mỗi ngày 30 phút. Không cần chọn những bài quá nặng như tạ, tennis, có thể chạy bộ, dưỡng sinh hoặc yoga…

Duy trì thói quen tập thể dục

Khám sức khỏe định kỳ

Nên khám sức khỏe 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần, để kịp thời tìm ra các bệnh lý nền, nguy cơ tiềm ẩn gây ra đột quỵ để có hướng điều chỉnh cuộc sống, điều trị và phòng ngừa hiệu quả theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khám sức khỏe định kỳ

5 Các phương pháp điều trị đột quỵ

Các phương pháp điều trị đột quỵCác phương pháp điều trị đột quỵ

Không được để người bị đột quỵ té, và nhanh chóng gọi xe cấp cứu, từng phút giây lúc này đều rất quý giá.

Đặt người bị đột quỵ ở tư thế nằm nghiêng, đảm bảo đường thở đường thông thoáng.

Tiếp tục theo dõi sát các phản ứng, dấu hiệu của người bị đột quỵ.

Lưu ý: Không được tự ý bấm huyệt, châm cứu, cạo gió cho người đang bị đột quỵ,  Không cho bệnh nhân ăn, hoặc uống vì sẽ dễ sặc, tắc đường thở, rất nguy hiểm. Không tự ý cho người bị đột quỵ dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là 4 - 5 tiếng.

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, mà bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp cấp cứu, can thiệp cần thiết:

6 Các câu hỏi thường gặp về bệnh đột quỵ

Các câu hỏi thường gặp về bệnh đột quỵCác câu hỏi thường gặp về bệnh đột quỵ

Câu hỏi 1: Tắm đêm không phải là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ?

Câu trả lời là KHÔNG. Mặc đù nhiều ca đột quỵ xảy ra vào lúc giữa đêm, sau khi tắm xong nhưng tắm đêm lại không phải là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ. Các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo không nên tắm đêm vì đó là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, đồng thời huyết áp lên cao sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, vô tình trở thành yếu tố xúc tác, thúc đẩy gián tiếp gây tai biến mạch máu não.

Tham khảo chi tiết:  Bác sỹ khẳng định tắm đêm không phải là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ

Câu hỏi 2: Vì sao đột quỵ ngày càng trẻ hóa?

Để biết được câu trả lời, cùng điểm qua các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ. Giới trẻ hiện nay có xu hướng sử dụng nhiều bia rượu, hút thuốc, chất kích thích, ít vận động, làm tăng nguy cơ mỡ máu, béo phì, lượng cholesterol quá cao dẫn đến tình trạng mắc các bệnh lý về tim mạch và huyết áp - nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ.

Câu hỏi 3: Bài test đứng một chân liệu có phát hiện được đột quỵ?

Bài test đứng một chân phát hiện đột quỵ bắt nguồn từ một nghiên cứu tại Nhật Bản vào năm 2014. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ được khảo sát ở một nhóm nhỏ đối tượng trong độ tuổi trên 60 và có các bệnh lý nền như đái tháo đường, cao huyết áp, chưa được mở rộng sang các đối tượng khác nên không thể chắc chắn được tính khả thi của bài test này.

Do đó, để có sự chẩn đoán chính xác về đột quỵ, người bệnh cần được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, đặc biệt là tầm soát các bệnh lý nền.

Với những thông tin trên, Tip Hay hi vọng bạn đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, hữu ích, giúp bạn bảo vệ được chính mình và những người thân yêu. Sức khỏe luôn là thứ tài sản vô giá, vì vậy xin hãy trân trọng, lắng nghe và chăm sóc nó hằng ngày bạn nhé. Chúc bạn luôn vui.

Nguồn: Vinmec

>> Vì sao đột quỵ ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ?

>> Những thực phẩm giúp giảm cholesterol và nguy cơ đột quỵ

>> Bác sĩ chỉ 4 động tác đơn giản giúp phòng chống đột quỵ tại nhà

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Đột quỵ là gì? Nguyên nhân dấu hiệu đột quỵ và cách phòng tránhđột quỵđột quỵ là gìsức khoẻdấu hiệu đột quỵdấu hiệu đột quỵ nhẹdấu hiệu đột quỵ khi ngủdấu hiệu bị đột quỵlàm gì khi có dấu hiệu đột quỵdấu hiệu đột quỵ sớm