Đồng là gì? Công dụng và nguồn cung cấp đồng cho cơ thể
Đồng là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Vậy đồng là gì? Công dụng và nguồn cung cấp đồng cho cơ thể như thế nào?
Khoáng chất đồng rất quan trọng với sức khoẻ, thiếu đồng sẽ gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về khoáng chất đồng trong bài viết sau nhé.
1
Khoáng chất đồng là gì?
Đồng (Cu) là khoáng chất được cơ thể hấp thụ ở dạ dày và phần trên của ruột non, sau đó đi vào máu. Đồng có tác dụng chống oxy hóa, ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, và rất cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh. Chất này có nhiều trong rau có màu xanh đậm, khoai tây, nấm, tôm, cua hay lúa mạch,...
2
Công dụng của đồng đối với cơ thể con người
Đối với người lớn
Đồng là một thành phần của enzyme superoxide dismutase, có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư.
Bên cạnh đó, đồng cũng là một loại vi chất quan trọng trong việc cấu tạo nên các tế bào hồng cầu. Đồng còn có khả năng chuyển hóa sắt, chất béo, cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh.
Theo Medical News Today, quá ít đồng có thể dẫn đến giảm bạch cầu. Đây là sự thiếu hụt các tế bào bạch cầu, hoặc bạch cầu trung tính, chống lại nhiễm trùng. Một người có lượng bạch cầu trung tính thấp có nhiều khả năng mắc bệnh truyền nhiễm.
Đối với trẻ em
Đồng là một vi chất rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, giúp bảo vệ cơ tim và tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng còn tham gia vào việc tạo xương, răng, giúp trẻ có một hệ xương vững chắc và khỏe mạnh.
Trẻ có thể bị co giật và rối loạn thần kinh nếu cơ thể trẻ thiếu loại khoáng chất này.
Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng rất cần được bổ sung vi chất đồng, hỗ trợ phát triển mô và giúp chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Ngoài ra, đồng còn giúp tim mạch, xương, hệ thần kinh… của thai nhi phát triển tốt trong bụng mẹ.
3
Nguyên nhân, dấu hiệu thiếu đồng
Những người trưởng thành nếu có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học thì lượng đồng trong cơ thể sẽ đủ. Tuy nhiên nếu bị suy dinh dưỡng thì có khả năng cao sẽ mắc tình trạng thiếu hụt khoáng chất đồng.
Bên cạnh đó, khi người bệnh gặp các rối loạn tiêu hóa nặng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ đồng và các khoáng chất khác. Mặt khác, khi hấp thụ kẽm, sắt kém cũng khiến lượng đồng trong cơ thể giảm.
Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu đồng gồm: Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, loãng xương, viêm khớp, xương giòn, đau khớp, đau nhức cơ bắp, rụng tóc nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, xuất hiện vết bầm tím, viêm da và loét, cảm và sốt,...
4
Nguồn cung cấp khoáng chất đồng cho cơ thể
Trong các loại rau có màu xanh đậm, khoai tây, nấm, tôm, cua hay lúa mạch là những thực phẩm giàu đồng, rất tốt cho cơ thể.
Các loại sữa bột thường được nhà sản xuất bổ sung một lượng đồng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng.
5
Những lưu ý khi bổ sung đồng cho cơ thể
- Người bình thường có sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng cân đối hàng ngày sẽ cung cấp đủ lượng đồng cần thiết cho cơ thể.
- Tuy nhiên, người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng kém, hoặc phụ nữ mang thai sẽ cần nhiều hơn loại chất này, thì việc bổ sung sữa bột có chứa đồng là điều cần thiết.
- Nên chọn những loại sữa bột của các nhãn hàng uy tín, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng gây hại cho cơ thể khi sử dụng.
Với những điều mình chia sẻ bên trên, mong bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về đồng và công dụng của đồng với sức khoẻ. Từ đó biết cách bổ sung khoáng chất này để có sức khoẻ tốt bạn nhé.
Nguồn: Trang thông tin tin tức sức khoẻ Medical News Today