Điều kiện và thủ tục mua bán nhượng quyền thương hiệu
Là một trong những hình thức kinh doanh, nhượng quyền thương hiệu không quá xa lạ. Vậy thủ tục và điều kiện mua bán nhượng quyền thương hiệu như thế nào?
Bạn muốn mở rộng kinh doanh của mình bằng cách nhượng quyền thương hiệu nhưng không rõ cần điều kiện và thủ tục mua bán nhượng quyền ra sao. Tip Hay chia sẻ điều kiện và thủ tục mua bán nhượng quyền thương hiệu qua bài viết sau đây.
1
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) được xem là một hình thức kinh doanh, mà trong đó tư nhân hay tổ chức nào đó có thể dùng thương hiệu hay tên của sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với với khoản phí hay phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận.
Có 04 loại dạng nhượng quyền kinh doanh cơ bản:
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện;
- Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện;Nhượ
- ng quyền có tham gia quản lý;
- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.
2
Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ để mua bán nhượng quyền thương hiệu tùy thuộc vào thương hiệu dạng thương mại hay quốc nội sẽ có hồ sơ riêng nhưng trên cơ bản là theo điều 19, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do Bộ Thương hiệu hướng dẫn.
- Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền do Bộ Thương hiệu quy định.
- Các văn bản xác nhận khác (Giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao,…).
Đối với hình thức chuyển nhượng thương mại thì có bộ hồ sơ như sau:
- 1 bản chính đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu quy định tại Thông tư 09/2006/TT-BTM.
- 1 bản chính giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu Thông tư 09/2006/TT-BTM.
- 1 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận;
- 1 bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu văn bản bảo hộ quyền sở hữu kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu kinh doanh đã được bảo hộ;
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
- Các tài liệu nêu trên, các báo cáo tài chính, tài liệu khác đính kèm hồ sơ nếu được làm tại nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi nộp hồ sơ.
3
Thủ tục nhượng quyền thương hiệu
Theo điều 20, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu gồm có:
Trường hợp phê duyệt hợp lệ, trong 5 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ thì bên Công Thương sẽ vào sổ hoạt động thương mại và thông báo cho bên đăng ký, Trong trường hợp từ chối đăng ký, Bộ Công thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu hồ sơ không hợp lệ hay bị từ chối dù đầy đủ hồ sơ, bên bộ Công Thương sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định, nếu từ chối hồ sơ thì sẽ nêu rõ lý do tại sao từ chối..
Bước 3: Người đăng ký sẽ trả lệ phí và nhận giấy hẹn
Bước 4: Người đăng ký đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban đầu, nhận kết quả theo thời gian trên giấy hẹn trả kết quả.
Phía trên là một số điều kiện và thủ tục mua bán nhượng quyền thương hiệu, mong rằng chia sẻ trên giúp những ai đang muốn thực hiện hình thức trên hiểu rõ các bước và việc đăng ký thành công.
>> Hướng dẫn thủ tục giải thể công ty cổ phần
>> Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty