Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng góp vốn công ty cổ phần
Hôm nay Tip Hay sẽ hướng dẫn chi tiết về điều kiện và thủ tục chuyển nhượng góp vốn công ty cổ phần.
Chuyển nhượng cổ phần là khi cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho một người khác ngoài cổ đông hoặc người trong cổ đông. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về điều kiện và thủ tục chuyển nhượng góp vốn cổ phần qua bài viết dưới đây.
1
Điều kiện chuyển nhượng góp vốn công ty cổ phần
Để được chuyển nhượng góp vốn công ty cổ phần, cổ đông cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Chuyển nhượng cổ phần cần được thực hiện trong thời gian 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Cổ đông chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác mà không phải cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Trong trường hợp cổ đông sáng lập còn lại không thông qua việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông đang định chuyển nhượng có quyền được yêu cầu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng trước đó, trong đó:
- Cổ phần ưu được biểu quyết trước đó không được phép chuyển nhượng.
- Cổ đông nhận cổ phần được chuyển nhượng từ cổ đông sáng lập của công ty không được coi là cổ đông sáng lập.
2
Thủ tục chuyển nhượng góp vốn công ty cổ phần
Để thực hiện quy trình chuyển nhượng cổ phần, các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng trong nội bộ công ty, không cần phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 1: Ký vào hồ sơ chuyển nhượng trong nội bộ công ty
Bộ hồ sơ chuyển nhượng phải ký trong nội bộ công ty sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng
- Cập nhật thông tin cổ đông mới nhận được chuyển nhượng trong Sổ cổ đông công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần
Việc tiếp theo sau khi xử lý xong giấy tờ chuyển nhượng là nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần. Bạn phải thực hiện thao tác này tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp hoặc chi Cục thuế, Cục thuế. Để tính thuế thu nhập cá nhân, bạn chỉ cần lấy giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x thuế suất (0,1%)
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần là trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng. Nếu kê khai thông qua doanh nghiệp thì cần thực hiện trước khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân bao gồm
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng
3
Một số lưu ý về việc chuyển nhượng cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần muốn để giá 0đ thì bên chuyển nhượng vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân vì theo hợp đồng chuyển nhượng được đánh giá là hợp đồng cho tặng tài sản. Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: “Đối với thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; thu nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp. Thuế suất áp dụng là 10%”
Giá chuyển nhượng cổ phần trong công ty được xác định bởi các bên có quyền tự thỏa thuận. Tuy vậy, cần lưu ý căn cứ vào quy định trong Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC đó là: “...giá bán là giá thực tế chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng gần nhất trước thời điểm chuyển nhượng…”
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần có một chút hơi rắc rối và phức tạp. Vì vậy, Tip Hay mong rằng những thông tin vừa được cung cấp ở trên sẽ có ích tới những ai đang muốn tìm hiểu về vấn đề trên.
>> Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH
>> Chi tiết thủ tục tăng vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp