Điểm qua các trường hợp không nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tốt đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp các mẹ không nên cho con bú sữa mẹ.
Việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe và phát triển của em bé. Trong sữa mẹ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, carbohydrate, kháng thể thụ động, vitamin và khoáng chất cực kỳ có lợi đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Thế nhưng có nhiều trường hợp không nên cho trẻ bú sữa mẹ. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.
1
Các trường hợp không nên cho con bú do yếu tố từ người mẹ
Nếu người mẹ có những biểu hiện hoặc các vấn đề sau đây thì không nên cho con bú:
- Mẹ nhẹ cân, không đủ lượng chất béo để có thể sản xuất sữa cho con. Nếu mẹ vẫn quyết định nuôi con bằng sữa mẹ thì có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Người mẹ mắc một số bệnh về thận, tim mạch, thiếu máu.
- Mẹ bị nhiễm khuẩn không được điều trị, mẹ bị nhiễm HIV hoặc AIDS. Khi cho con bú sẽ có thể gây lây truyền bệnh cho con. Những người mẹ bị nhiễm viêm gan A hoặc viêm gan B cũng hạn chế cho con bú sữa, tuy nhiên nếu bé đã được uống các loại thuốc hỗ trợ và tiêm vắc xin đầy đủ thì mẹ vẫn có thể cho trẻ bú sữa mẹ với lượng phù hợp.
- Mẹ thường xuyên sử dụng các chất kích thích gây nghiện như rượu, heroin, ma túy,...
- Mẹ phải uống nhiều loại thuốc điều trị bệnh như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống ung thư, thuốc an thần,...
- Mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp này thì mẹ cần xét nghiệm đầy đủ đến xác định xem bản thân có bị nhiễm phải các chất độc hại hay không.
- Mẹ có tuyến vú không phát triển hoặc phát triển không đầy đủ như nứt đầu vú, áp xe vú và các vấn đề thần kinh như rối loạn tâm thần, trầm cảm.
2
Các trường hợp không nên cho con bú do yếu tố từ trẻ
Bên cạnh những vấn đề liên quan đến người mẹ thì cũng có những nguyên nhân xuất phát từ trẻ, bao gồm:
- Cơ thể trẻ không dung nạp lactose: Khi ở trong trường hợp này thì trẻ thường không tiêu hóa được sữa mẹ hoặc bị rối loạn trao đổi chất. Do đó, trẻ nên bổ sung thêm các loại sữa không chứa thành phần phenylalanine để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng mẹ vẫn có thể cho bé bú sữa mẹ nhưng vẫn cần theo dõi nồng độ máu và kiểm soát lượng sữa phù hợp.
- Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch: Nếu trẻ bị sứt môi hay hở hàm ếch thì mẹ có thể nhờ đến các thiết bị đặc biệt để hỗ trợ trẻ trong quá trình bú sữa mẹ. Tuy nhiên các mẹ vẫn cần tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ cũng như các chuyên gia cẩn thận. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha sữa bột hoặc vắt sữa ra bình, sau đó dùng thìa đút sữa cho trẻ.
Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn điểm qua một số trường hợp không nên cho con bú sữa mẹ. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và có thể chăm sóc con trẻ một cách toàn diện nhất.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec