Tip hay

Dị ứng hạt quinoa nên làm gì? Triệu chứng và cách điều trị

Dị ứng hạt quinoa nên làm gì? Triệu chứng và cách điều trị

Quinoa là loại hạt “vàng” mang lại nguồn dinh dưỡng lớn cho sức khỏe. Nhưng có người lại bị dị ứng khi sử dụng loại hạt này, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu nhé!

Trong hạt quinoa có một lượng protein hoàn chỉnh chứa đầy đủ các amino axit cần thiết cho cơ thể con người. Đồng thời còn chứa rất nhiều chất khoáng, Quercetin, Kaempferol,… và đặc biệt không chứa gluten (gây khó tiêu) rất thích hợp cho những người bị bệnh tuyến giáp.Tuy nhiên trong hạt quinoa lại chứa một hợp chất gây ra dị ứng cho một số người sử dụng sản phẩm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các giải pháp cho tình trạng dị ứng hạt quinoa qua bài viết sau!

1 Nguyên nhân gây dị ứng hạt quinoa

Hạt quinoa rất tốt cho sức khỏe là thế, nhưng một số người khi sử dụng lại gặp phải các triệu chứng như mẩn ngứa, buồn nôn hay thậm chí nôn mửa,... Lí do là vì trong hạt quinoa có chứa các hợp chất saponin, gây ra tình trạng dị ứng ở một số người.

Theo chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Blatner cho rằng: “Saponin bị coi là chất kháng dinh dưỡng vì chúng có thể liên kết với một số khoáng chất như sắt, canxi, kẽm và khiến chúng ít có khả năng được hấp thụ hơn”.

Nguyên nhân gây dị ứng của hạt quinoaNguyên nhân gây dị ứng của hạt quinoa

2 Triệu chứng dị ứng hạt quinoa

Một số triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị dị ứng với hạt quinoa như sau:

  • Mẩn ngứa, nổi mề đay, nổi chàm;
  • Xuất hiện các triệu chứng liên quan đến các bệnh về phổi như khó thở, ho, thở khò khè hoặc cảm thấy tức ngực;

Dị ứng quinoa gây ra mẩn ngứa và các bệnh hen suyễnDị ứng quinoa gây ra mẩn ngứa và các bệnh hen suyễn

  • Viêm nhiễm: Viêm da, viêm đường tiêu hoá hoặc viêm phổi;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Đau bụng, tiêu chảy;

Dị ứng hạt quinoa gây ra viêm nhiễm, buồn nôn, đau bụngDị ứng hạt quinoa gây ra viêm nhiễm, buồn nôn, đau bụng

Ngoài những triệu chứng trên, còn xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng tác động từ bên trong cơ thể người như:

  • Sưng mặt, da nhợt nhạt;
  • Huyết áp thấp, nhịp tim tăng cao;Khó thở.

Dị ứng hạt quinoa nặng gây ra những tình trạng nghiêm trọngDị ứng hạt quinoa nặng gây ra những tình trạng nghiêm trọng

Để làm giảm tình trạng dị ứng, bạn có thể bớt đi lượng hợp chất saponin trong hạt quinoa bằng cách ngâm hạt trong ít nhất 30 phút, sau đó rửa sạch trước khi dùng. Ngoài ra, bạn có thể để hạt quinoa nảy mầm (trong 36 giờ), bảo quản trong tủ mát 3 ngày hoặc nấu chín để loại bỏ các độc tố có hại khác.

3 Các loại thực phẩm nên tránh

Khi bạn bị dị ứng với chất Saponin, bạn cần thực sự chú ý khi sử dụng hạt quinoa và cẩn thận lựa chọn các loại thực phẩm khác tránh trường hợp dị ứng xảy ra.

Một số loại thực phẩm nên tránh như:

Các loại thực phẩm gây dị ứng chéo: Hạt quinoa có cùng họ với cải bó xôi và củ cải đường, vì vậy bạn cần lưu ý tránh sử dụng những loại sản phẩm này vì có thể gây ra dị ứng chéo. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các thực phẩm có liên quan ít nhiều đến hạt quinoa như bột quinoa, súp, ngũ cốc ăn sáng hoặc các món ăn kết hợp như cơm Pilaf

Không sử dụng các thực phẩm gây phản ứng chéo khi bị dị ứng hạt quinoaKhông sử dụng các thực phẩm gây phản ứng chéo khi bị dị ứng hạt quinoa

Các loại thực phẩm có chứa Saponin: Hợp chất Saponin là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng thực phẩm vì vậy bạn cần tránh các thực phẩm có chứa hợp chất này như: đậu nànhđậu xanh, hạt rau dền,  đậu phộng, đậu hải quân,  đậu tây.

Không sử dụng các thực phẩm có chứa Saponin khi dị ứng hạt quinoaKhông sử dụng các thực phẩm có chứa Saponin khi dị ứng hạt quinoa

4 Các loại ngũ cốc thay thế hạt quinoa

Nếu bạn bị dị ứng với hạt quinoa, bạn có thể thay thế bằng một số loại ngũ cốc khác để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể như:

Kiều mạch: Là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe chứa các chất chống oxy hóa, protein và khoáng chất. Hạt kiều mạch làm ổn định chỉ số đường huyết, tốt cho tim mạch.

Hạt kê: là một loại ngũ cốc có hình dạng giống lúa mì, có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như: tinh bột, protein, lipid, vitamin nhóm B,... Có tổng cộng 4 loại hạt kê khác nhau nhưng trong đó kê ngọc trai được sử dụng rộng rãi nhất. Hạt kê rất tốt cho hệ tiêu hóa, bổ máu và ổn định đường huyết.

Kiều mạch và hạt kêKiều mạch và hạt kê

Lúa mạch: là một loại ngũ cốc quen thuộc trong cuộc sống chúng ta, nó chứa rất nhiều chất xơ, mangan, vitamin,... giúp ngăn ngừa sỏi mật, cải thiện tiêu hóa và giảm cân hiệu quả

Hạt lúa mì: là một loại hạt rất tốt cho sức khỏe giúp cơ thể ngăn ngừa các  rối loạn chuyển hóa, cải thiện trao đổi chất và kiểm soát béo phì

Lúa mì Freekeh: là một loại siêu thực phẩm mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe con người. Lúa mì Freekeh chứa các loại chất xơ, đạm, sắt,...giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ổn định đường huyết,...

Lúa mạch, hạt lúa mì và hạt FreekehLúa mạch, hạt lúa mì và hạt Freekeh

5 Cách điều trị khi bị dị ứng hạt quinoa

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng nhẹ khi sử dụng hạt Quinoa, bạn nên đi đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng histamin (dạng thuốc). Nếu bạn gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có nguy cơ bị sốc phản vệ cao. Bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.

Cách điều trị dị ứng hạt quinoaCách điều trị dị ứng hạt quinoa

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng hạt quinoa cũng như hướng giải quyết khi bị dị ứng bởi loại hạt này. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn!

Nguồn: Vinmec.com

Từ khóa: Dị ứng hạt quinoa nên làm gì? Triệu chứng và cách điều trịKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh