Đây là 4 bệnh dễ mắc trong thời tiết nồm ẩm mà người dân cần chú ý
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh sinh sôi. Bạn dễ mắc 1 trong 4 loại bệnh sau đây hơn khi thời tiết thay đổi. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu chi tiết nhé!
Nồm ẩm là hiện tượng thời tiết đặc trưng mà người dân thường thấy ở vùng Bắc Bộ. Thời tiết này thường xảy ra từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm và gây bất tiện trong sinh hoạt, cũng như ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, cơ thể rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là người già và trẻ em dưới 5 tuổi. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu 4 loại bệnh dễ mắc trong thời tiết nồm ẩm và cách phòng ngừa những bệnh này nhé!
1
4 bệnh dễ mắc trong thời tiết nồm ẩm
Bệnh về hô hấp
Hiện tượng nồm ẩm dễ phát tán mầm bệnh trong không khí. Khi cơ thể không kịp thích nghi sẽ dẫn đến các bệnh lý cấp tính về đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi… Khi cơ thể có dấu hiệu như sốt, ho, chảy mũi trong, khó thở,... bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách, không nên tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh cúm
Cúm là một trong những bệnh phổ biến với tất cả mọi người. Bạn có thể gặp một vài triệu chứng như ho, sốt, đau đầu, đau toàn thân, rét run... Bên cạnh đó, một số bệnh như cúm A/H5N1, cúm H1N1 và cúm H3N2 có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Theo số liệu thống kê trước năm 2005, bệnh cúm có tỷ lệ tử vong lên đến 80%. Hiện nay, tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 50% nhờ vào các phương pháp điều trị và thuốc uống chuyên dụng.
Theo lời khuyên từ Giáo sư Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam cho biết, nếu bệnh trở nặng thì cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có những chẩn đoán chính xác và được theo dõi sức khoẻ tốt hơn.
Bệnh đường tiêu hóa
Thời tiết nồm ẩm làm tăng 90% độ ẩm trong không khí. Đây cũng là điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công vào sức khoẻ con người. Ngoài các bệnh về hô hấp thì hệ tiêu hoá cũng dễ mắc phải một số bệnh như tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, ngộ độc thực phẩm,... Nguyên nhân chính là do người bệnh ăn phải thực phẩm bẩn, ăn uống không khoa học, hoặc sử dụng rượu, bia thường xuyên,...
Những bệnh nhân bị tiêu chảy không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới tình trạng mất nước, nặng hơn là tử vong. Theo GS.TS Phạm Nhật An, Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyên bệnh nhân bị tiêu chảy cấp cần uống dung dịch oresol sau mỗi lần đi ngoài. Điều này giúp bổ sung chất điện giải cần thiết cho cơ thể.
Bệnh phụ khoa
Ngoài hiện tượng nồm ẩm, thời tiết ở miền Bắc thường có nhiều đợt mưa phùn kéo dài. Vì thế, quần áo của nhiều gia đình không thể khô hoàn toàn sau khi giặt. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa, nhất là với phụ nữ.
Một trong số những biểu hiện thường gặp của bệnh phụ khoa gồm ngứa vùng kín, nhiều khí hư, vùng kín có mùi hôi khó chịu, màu sắc của khí hư thay đổi bất thường,… Không chỉ gây cản trở trong sinh hoạt thường ngày, những biểu hiệu này còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nếu không được điều trị đúng cách.
2
Cách phòng bệnh khi thời tiết chuyển sang nồm ẩm
Tăng cường sức đề kháng
Sức đề kháng chính là “tấm bia” ngăn cản sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh. Bạn cần chú ý nâng cao sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa. Tốt nhất bạn nên lựa chọn tiêu thụ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vận động thể chất, ngủ đủ giấc,... để có một sức khỏe tốt hơn.
Để phòng các bệnh về tiêu hoá và hô hấp, bạn không nên ăn tiết canh và sử dụng gia cầm hoặc sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.
Giữ ấm cơ thể
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa. Đối với trẻ em, bạn có thể áp dụng quy tắc ‘4 ấm - 1 lạnh’ để giữ ấm khi ra ngoài. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân vào chậu nước ấm với chút muối ăn khoảng 10 - 15 phút. Cách này giúp sưởi ấm cho cả chân, cơ thể và giúp có giấc ngủ ngon.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa
Thời tiết nồm ẩm dễ đưa vi khuẩn, virus, nấm mốc,... bám vào tường, sân nhà, hoặc lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu... mà mắt thường không thấy. Nếu không sớm dọn sạch đồ vật bị nấm mốc, bạn và gia đình rất dễ bị dị ứng, gây ra nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn nên đóng kín các cửa sổ để hạn chế không khí vào nhà.
Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng và loại vải dễ hút nước sẽ giúp việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng thêm máy hút ẩm để làm giảm độ ẩm trong nhà. Đây cũng là giải pháp khả thi giúp ngăn ngừa mầm bệnh tích tụ trong nhà.
Trên đây là những thông tin hữu ích về 4 bệnh dễ mắc trong thời tiết nồm ẩm mà mọi người cần chú ý. Hãy tham khảo và bảo vệ sức khoẻ tốt hơn trong thời tiết này nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Nguồn: Báo Sức Khoẻ & Đời Sống, Báo Điện tử Tổ Quốc