Tip hay

Dây cung niềng răng là gì? Vai trò của dây cung trong chỉnh nha

Dây cung niềng răng là gì? Vai trò của dây cung trong chỉnh nha

Dây cung niềng răng là một trong những khí cụ quan trọng trong kỹ thuật chỉnh nha mắc cài. Vậy dây cung niềng răng là gì và chúng có vai trò như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Niềng răng là một trong những giải pháp hữu ích giúp cải thiện những khuyết điểm của hàm răng. Trong đó, dây cung là một phần không thể thiếu giúp kéo răng dịch chuyển vào vị trí mong muốn. Vậy dây cung niềng răng là gì? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.

1 Dây cung niềng răng là gì?

Dây cung niềng răng là loại dây được gắn cố định với mắc cài trên thân răng nhằm tạo nên lực kéo để dịch chuyển răng vào vị trí mong muốn. Loại dây này thường có cấu tạo dài và mảnh. Sau khi mắc cài được gắn chặt vào thân răng, dây cung niềng răng sẽ được cố định bằng dây thun vào rãnh giữa mắc cài.

Tuy nhiên đối với phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc thì dây cung niềng răng có thể tự động trượt giữa các rãnh mắc cài.

Dây cung niềng răng là gì?Dây cung niềng răng là gì?

2 Vai trò của dây cung niềng răng

Ở mỗi giai đoạn niềng răng, dây cung niềng răng sẽ có vai trò khác nhau. Cụ thể:

  • Giai đoạn đầu san đều răng: Dây cung niềng răng sẽ giúp di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, nhờ đó giúp việc chỉnh nha được thuận lợi và dễ dàng hơn. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ ưu tiên chọn dây cung có độ đàn hồi cao và độ cứng thấp có kích thước khoảng 0,014 và 0,016.
  • Giai đoạn đóng khoảng, kéo khít răng: Ở giai đoạn này, dây cung sẽ có tác dụng điều chỉnh sự chênh lệch của hai hàm và răng ở phía trước. Đây là giai đoạn rất quan trọng và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên nếu thành công sẽ cho thấy được sự thay đổi rõ rệt của hàm răng và khuôn mặt bạn.
  • Giai đoạn nắn chỉnh khớp cắn và duy trì: Lúc này, dây cung được dùng để điều chỉnh triệt để những sai lệch như lệch đường giữa, khớp cắn nở. Đồng thời qua giai đoạn này thì khuôn mặt cũng trở nên hài hòa hơn.

Vai trò của dây cung niềng răngVai trò của dây cung niềng răng

3 Các loại dây cung niềng răng phổ biến

Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý

Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý bắt đầu được ứng dụng rộng rãi vào năm 1887. Một số loại dây cung kim loại quý phổ biến như bạc, vàng, bạch kim. Ưu điểm của dây cung kim loại quý là có độ dẻo và độ đàn hồi cao, khả năng chống ăn mòn tốt.

Tuy nhiên giá thành lại khá cao và không phù hợp với nhiều người dùng. Thành phần chính của những loại dây này bao gồm:

  • 55 - 65% vàng.
  • 11 - 18% đồng.
  • 5 - 10% bạch kim.
  • 5 - 10% palladi.
  • 1 - 2% niken.

Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quýDây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý

Dây cung thép không gỉ

Dây cung thép không gỉ (Stainless Steel) xuất hiện vào năm 1929 và dùng để thay thế cho dây cung kim loại quý. Loại dây cung này có độ dẻo và độ đàn hồi cao, khả năng chống ăn mòn tốt nhưng giá thành lại khá rẻ. Thành phần chính của dây cung thép không gỉ (loại Austenitic “18-8”) bao gồm:

  • 17 – 25% chromium.
  • 8 – 25% niken.
  • 1 – 2% carbon.

Hiện nay có 3 loại dây cung thép không gỉ phổ biến là:

  • Dây cung nhiều sợi: Giúp hệ thống mắc cài hoạt động linh hoạt, đồng thời giúp răng ít bị tổn thương.
  • Dây cung 6 sợi: Độ dẻo tốt và có thể uốn lượng với mức độ cao.
  • Dây cung 3 sợi twist: Giúp quá trình hình thành hàm được cố định, phù hợp với hầu hết các trường hợp niềng răng nhờ hệ thống lò xo.

Dây cung thép không gỉDây cung thép không gỉ

Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium

Đây là loại dây cung có độ cứng yếu và thường không được sử dụng cho những trường hợp niềng răng phức tạp. Thành phần chính của dây cung Cobalt – Chromium bao gồm:

  • 40% coban.
  • 20% crom.
  • 16% sắt.
  • 15% niken.

Dây cung niềng răng Cobalt – ChromiumDây cung niềng răng Cobalt – Chromium

Dây cung Niti (Niken - Titan)

Loại dây cung này được phát minh vào năm 1960 bởi nhà khoa học William F.Buehler. Dây cung Niti (Niken - Titan) có độ cứng thấp, độ đàn hồi cao và được ứng dụng rộng rãi trong các trường hợp niềng răng mắc cài. Thành phần chính của dây cung Niti bao gồm:

  • 55% niken.
  • 45% titanium.

Dây cung Niti (Niken - Titan)Dây cung Niti (Niken - Titan)

Dây cung TMA (Titan – Beta)

Dây cung TMA (Titan – Beta) có ưu điểm là chiều dài có thể linh hoạt tăng giảm khi chỉnh răng. Từ đó giúp quá trình niềng răng đạt được hiệu quả khá tốt. Thành phần chính của loại dây cung này bao gồm:

  • 79% titanium.
  • 11% molypden.
  • 6% zirconium.
  • 4% tin.

Dây cung TMA (Titan – Beta)Dây cung TMA (Titan – Beta)

Dây cung niềng sứ

Dây cung niềng sứ là loại dây cung sử dụng chất liệu lành tính. Do đó, người niềng có thể cảm thấy yên tâm dây cung không bị biến chất khi sử dụng trong khoảng thời gian dài. Đặc biệt, dây cung được làm từ chất liệu thép không gỉ và được phủ một lớp sứ cao cấp ở bên ngoài.

Màu của sứ tương tự như màu răng, do đó giúp mang lại tính thẩm mỹ khá cao. Hơn nữa, lực kéo của dây cung khá tốt và ổn định. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của loại dây cung này là độ bền không cao.

Dây cung niềng sứDây cung niềng sứ

Dây cung vuông niềng răng

Dây cung vuông niềng răng hay còn được gọi là dây cung tiết diện, được sử dụng trong giai đoạn đóng khoảng, chỉnh khớp cắn, đồng thời giúp duy trì kết quả sau khi chỉnh nha. Hiện nay, dây cung vuông có rất nhiều kích thước khác nhau đáp ứng với từng trường hợp chỉnh nha.

Dây cung vuông niềng răngDây cung vuông niềng răng

4 Quá trình đeo dây cung niềng răng

Quá trình đeo dây cung niềng răng thường khá phức tạp như sau:

  • Giai đoạn đầu: Bác sĩ sẽ sử dụng dây cung có cấu trúc mỏng nhẹ, đàn hồi cao để răng có thể quen dần với lực kéo và định hình dần theo hình dạng của dây cung.
  • Sau 1 - 2 tháng chỉnh nha: Dây cung dạng tròn sẽ được thay thế bằng dây cung hình chữ nhật hoặc dây cung vuông để điều chỉnh răng khít với hàm và thẳng đều.

Quá trình đeo dây cung niềng răngQuá trình đeo dây cung niềng răng

5 Các vấn đề thường gặp khi đeo dây cung niềng răng

Dây cung niềng răng đâm vào má

Đây là tình trạng khá phổ biến khi đeo dây cung niềng răng. Để khắc phục điều này, nhiều người đã dùng tay uốn cong đầu dây cung, tuy nhiên lúc này dây cung có thể bị lệch lạc, làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Bạn nên bôi sáp nha khoa và gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

Dây cung niềng răng đâm vào máDây cung niềng răng đâm vào má

Dây cung bị tụt

Trong những tháng đầu tiên chỉnh nha, răng có tốc độ dịch chuyển nhanh, do đó có thể làm dây cung bị tuột. Lúc này, bạn có thể dùng sáp nha khoa để cố định dây cung tạm thời, sau đó đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ.

Dây cung bị tụtDây cung bị tụt

Dây cung bị đứt

Dây cung thường được làm từ chất liệu bền và chắc, do đó trường hợp này rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên nếu dây cung bị đứt thì bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra và thay dây cung mới.

Dây cung bị đứtDây cung bị đứt

Nuốt phải dây cung niềng răng

Nếu chẳng may nuốt phải dây cung niềng răng thì có thể gây ra tình trạng rất nguy hiểm như viêm nhiễm, đau dạ dày, cổ họng bị rách hoặc thậm chí là thủng ruột. Do đó bạn cần đi cấp cứu ngay khi nuốt phải dây cung. Ngoài ra để phòng ngừa tình huống này, bạn nên chải răng nhẹ nhàng, tránh ăn những loại thức ăn cứng hoặc dẻo.

Nuốt phải dây cung niềng răngNuốt phải dây cung niềng răng

Bị thức ăn mắc vào dây cung

Trong quá trình niềng răng thì việc thức ăn bị dính vào dây cung là điều khó tránh khỏi. Do đó sau mỗi bữa ăn bạn nên vệ sinh răng miệng cẩn thận. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng thường xuyên cũng giúp phòng ngừa được một số bệnh về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,...

Bị thức ăn mắc vào dây cungBị thức ăn mắc vào dây cung

6 Một số câu hỏi liên quan

Thay dây cung niềng răng mất bao lâu?

Đối với dây cung mắc cài kim loại tự động thì việc thay dây sẽ không tốn quá nhiều thời gian, khoảng 20 - 30 phút. Đối với mắc cài kim loại truyền thống thì thời gian thay dây cung sẽ dài hơn, khoảng 30 - 40 phút bởi các bác sĩ phải buộc thun để cố định dây cung ở từng mắc cài.

Thay dây cung có đau không?

Khi thay dây cung sẽ có thể gây ra cảm giác ê buốt và khó chịu cho người bệnh bởi lực siết răng bị điều chỉnh. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần sau khoảng 2 - 3 ngày. Đối với những người có nền răng yếu và cơ địa nhạy cảm thì sẽ khoảng 1 tuần.

Một số câu hỏi liên quanMột số câu hỏi liên quan

Bài viết trên đây Tip Hay đã cùng các bạn tìm hiểu dây cung niềng răng là gì và những vai trò của dây cung niềng răng trong chỉnh nha. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và biết cách xử lý nếu gặp phải một số vấn đề với dây cung khi chỉnh nha nhé.

Nguồn: Trung tâm nha khoa Elite Dental

Từ khóa: Dây cung niềng răng là gì? Vai trò của dây cung trong chỉnh nhadây cung niềng răngdây cung niềng răng là gì