Dạy bé học tiếng Anh với những món ăn ngày tết cổ truyền
Các món ăn được xem là chủ đề học tiếng Anh các bé yêu thích bởi sự gần gũi và được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Nhân đây, Tip Hay chia sẻ với các mẹ cách dạy bé học tiếng Anh với những món ăn ngày tết cổ truyền qua bài viết này nhé.
Ở thời buổi hội nhập ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng và cần thiết thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam. Có thể thấy, các đứa trẻ ở mỗi gia đình tuy chưa tới tuổi đến trường nhưng chúng đều được bố mẹ dạy học tiếng Anh tại nhà với các chủ đề gần gũi như chào hỏi, học đếm số, tên các món ăn,... Nói đến món ăn thì không thể bỏ qua các món ăn trong ngày Tết cổ truyền bởi vì văn hoá Ẩm thực cổ truyền Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đây sẽ là chủ đề thú vị mà bạn nên dạy cho bé học bằng Tiếng Anh.
Dưới đây là một số món ăn ngày Tết cổ truyền dành cho bé:
1
Mâm ngũ quả - Five fruit tray
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu để chưng hoặc dâng cúng lên bàn thờ gia tiên ở mỗi gia đình. Ở miền Nam, người dân thường dùng các loại quả như: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với ý nghĩa là cầu cho gia đình có tiền vừa đủ xài và gia đình sung túc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng những loại quả khác nếu yêu thích và tự đặt ra ý nghĩa riêng theo tên gọi của quả đó.
- Ngũ theo tiếng Việt là con số 5 - trong tiếng Anh five (số 5).
Phát âm:
- Fruit (/ˈfruːt/) : có nghĩa là trái cây.
- Tray (/ˈtreɪ/): có nghĩa là cái mâm hoặc Plate (/ˈpleɪt/): cái đĩa.
Kết hợp các từ lại thành Five fruit tray hoặc Five fruit plate đều có nghĩa là mâm ngũ quả.
2
Bánh chưng bánh giầy - Sticky rice cake
Nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy được bắt nguồn từ câu chuyện chàng hoàng tử Lang Liêu dâng bánh lên cho Vua cha ngày Tết (truyện cổ tích Bánh Chưng, Bánh Giầy). Về sau, bánh được sử dụng trong những ngày Tết và câu chuyện cổ tích này cũng được ông bà kể lại cho con cháu họ nghe.
Bánh được làm bằng nguyên liệu chính là gạo nếp, tên gọi của loại bánh này được kết hợp từ hình dáng và nguyên liệu làm bánh.
Phát âm:
- Sticky rice (/ˌstɪk.i ˈraɪs/): Có nghĩa là gạo nếp.
- Cake (/ˈkeɪk/): có nghĩa là bánh.
- Square (/ˈskwɛr/): hình vuông.
- Round (/rɑʊnd/): hình tròn.
- Cylinder (/ˈsɪ.lən.dɜː/): hình trụ.
Kết hợp các từ lại sẽ có:
Sticky rice cake (bánh chưng, bánh giầy) hay Square sticky rice cake (bánh chưng - bánh có hình vuông) hay Round sticky rice cake (bánh giầy - bánh có hình tròn) và Cylinder sticky rice cake (bánh tét - bánh có hình trụ).
3
Thịt kho nước dừa (thịt kho tàu hoặc thịt kho trứng) - Meat stewed in coconut juice
Món thịt kho nước dừa là món ăn không thể thiếu khi xuân về, món ăn này sẽ được ngon nếu được kết hợp chung với cải muối hoặc củ kiệu dùng với cơm trắng. Nguyên liệu chính làm món ăn này đó là thịt heo, trứng vịt hầm với nước dừa, sau một thời gian hầm sẽ chon ra món thịt thơm ngon và ngọt vị.
Meat stewed in coconut juice (thịt kho nước dừa)
Meat stewed: Thịt kho.
Coconut juice: Nước dừa.
Bạn có thể học thêm một số từ vựng từ nguyên liệu làm món ăn này như:
Egg (/ˈɛɡ/) : trứng.
Fish sauce: Nước mắm.
4
Củ kiệu/ dưa kiệu - Pickled small leeks
Dưa kiệu là món ăn có màu trắng được ngâm với giấm, đường phèn,... có hương vị giống như dưa hành nhưng sẽ thơm nồng hơn và có kích thước nhỏ như tép tỏi, thường được dùng kèm với nem chua hoặc chả lụa.
Pickled small leeks: dưa kiệu, củ kiệu
Phát âm:
Pickled (/ˈpɪ.kəl/): Ngâm chua.
Leeks ([lik]): Củ kiệu.
Small (/ˈsmɔl/: nhỏ.
5
Mứt gừng - Ginger jam
Mứt gừng là một loại mứt khá quen thuộc với người dân Việt Nam, chứng thường được dùng trong ngày tết là vì thời điểm này không khí trở lên se lạnh hơn. Khi đó, các thành viên trong gia đình ngồi xum hợp với nhau cùng thưởng thức một tách trà nóng kết hợp với mứt gừng thì sẽ trở nên ấm lòng hơn.
- Ginger jam: Mứt gừng
Phát âm
- Ginger (/ˈdʒɪn.dʒɜː/): Củ gừng
- Jam (/ˈdʒæm/): Mứt
6
Chả giò - Spring roll
Chả giò là món ăn thơm ngon và giòn rụm sau khi chiên và được làm từ nhiều nguyên liệu như thịt heo, đậu xanh, khoai môn,... cuộn tất cả lại thành một cuốn bánh vừa phải. Đây là món ăn được dùng nhiều trong những buổi họp mặt bạn bè, cưới hỏi và đặc biệt là dịp tết cổ truyền - món ăn với ý nghĩa như cuộn hết mùa xuân vào trong một món ăn.
Tiếng Anh có từ Spring roll: Chả giò
Phát âm
- Spring (/ˈsprɪŋ/): Mùa xuân.
- Roll (/ˈroʊl/): Cuộn/cuốn
7
Một số từ vựng liên quan khác trong các món ăn ngày Tết cổ truyền
- Watermelon ( /ˈwɔː.təˌmel.ən/): Dưa hấu.
- Coconut (/ˈkoʊ.kə.ˌnət/): Trái dừa.
- Mango (/ˈmæŋ.ˌɡoʊ/): Quả xoài.
- Papaya (/pə.ˈpɑɪ.ə/): Đu đủ
- Pickled (/'pikl/) onion (:/ˈən.jən/): Dưa hành.
Trên đây là một số từ vựng về các món ăn trong ngày Tết cổ truyền các bố mẹ có thể dạy cho bé học tập. Chủ đề này không chỉ giúp bé tăng thêm vốn từ mới mà còn giúp bé hiểu thêm được nhiều món ăn trong văn hoá ẩm thực của dân tộc mình nữa đó nhé.
Xem thêm:
>> Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2021
>> Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'