Đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Mỗi khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ thường cảm thấy tức ngực, đau vú. Vậy tình trạng này tại sao lại diễn ra và có gây nguy hiểm cho sức khỏe không?
Đau vú là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là đau vú theo chu kỳ. Tùy theo cơ địa, cơn đau sẽ xuất hiện vào khoảng 2 tuần trước kỳ kinh nguyệt và sẽ giảm dần khi đến cuối kỳ. Tình trạng này diễn ra khiến nhiều chị em lo lắng vì không biết những cơn đau đến từ đau và có nguy hiểm gì hay không.
1
Nguyên nhân gây đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt
Đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ xảy ra ở cả hai bên thay vì một như đau vú không trong chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau này đến trong chu kỳ kinh nguyệt và nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự thay đổi mức độ hormone.
Mức progesterone trước kỳ kinh giảm khiến cho căng tức, đau vú xảy ra, nhưng khi kỳ kinh nguyệt qua đi thì tình trạng này cũng sẽ giảm dần. Ngoài ra, những cơn đau cũng có thể xuất phát từ việc cơ thể phản ứng với thuốc tránh thai.
2
Những yếu tố có thể gây đau vú theo chu kỳ
Đau vú theo chu kỳ diễn ra tùy theo cơ địa của mỗi người. Vì thế sẽ có một số phụ nữ sẽ dễ gặp phải vấn đề này hơn so với người khác và các yếu tố có thể gây đau vú theo chu kỳ là:
- Mang thai: Mang thai sẽ làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và vì thế mà ngực sẽ trưởng thành hoàn toàn trong 9 tháng tiếp theo và đáp ứng lượng progesterone duy trì, gây nên đau vú. Đây cũng là một trong những yếu tố phổ biến.
- Chuẩn bị cho con bú: Lúc này bầu vú sẽ được thúc đẩy tạo sữa để nuôi dưỡng em bé vào cuối thai kỳ. Giai đoạn này khi các thùy, ống dẫn sữa sẽ phản ứng đối với lượng nội tiết tố thay đổi hằng tháng dẫn đến vú sưng, gây đau.
- Do áp lực tạo thành: Các cấu trúc bên trong vú như u nang, u xơ, dây thần kinh, dây chằng hoặc cơ bị chèn ép khi sắp bước vào chu kỳ kinh nguyệt.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Việc progesterone bị giảm và estrogen tăng lên khi bước vào nửa sau kỳ kinh nguyệt cũng có thể là yếu tố gây nên đau vú theo chu kỳ. Ngoài ra, prolactin có mức độ quá cao cũng có thể gây nên tình trạng này.
- Tiền mãn kinh: Trong số các trường hợp gặp phải tình trạng đau vú theo chu kỳ thì những phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thường bị những cơn đau có tần suất đều hơn. Tình trạng xảy ra trước kỳ kinh, lúc này sẽ cảm thấy vú căng, sưng, đau nhức,..
- Hội chứng tiền kinh nguyệt: Đau vú cũng là một trong những dấu hiệu của chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài đau vú, hội chứng này có đi kèm những dấu hiệu khác như lo lắng, mệt mỏi, đau đầu,...
- Thuốc tránh thai: Khi sử dụng thuốc tránh thai sẽ góp phần gây thay đổi hormone trong cơ thể. Vì thế có thể dẫn đến căng tức, đau vú.
3
Dấu hiệu đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt
Đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ tác động đến toàn bộ vú, đặc biệt là phần trên và vùng ngoài. Theo Bác sĩ Nguyễn Xuân, tình trạng đau vú thường diễn ra với cơn đau âm ỉ, nặng nề và xảy ra với nhiều nhất vào 1-2 tuần trước kỳ và khi kỳ kinh nguyệt qua đi thì cơn đau cũng giảm bớt.
4
Đau vú theo chu kỳ có nguy hiểm không?
Tình trạng đau vú theo chu kỳ tuy gây đau, khó chịu nhưng trên cơ bản sẽ không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe và các cơn đau sẽ giảm dần khi kỳ kinh nguyệt kết thúc. Khi gặp phải những cơn đau này thì việc mặc nội y vừa vặn, chườm nóng vùng bị đau,... sẽ giúp bạn giảm bớt khó chịu cho đến cuối kỳ kinh.
Tuy nhiên nếu đau vú theo chu kỳ đi kèm những biểu hiện sau, thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị:
- Cơn đau vú, tức ngực dần trở nên nghiêm trọng với tần suất dày đặc và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
- Vùng da trên vú ửng đỏ và khi chạm vào cảm thấy ấm.
- Nổi u ở trên hoặc trong vú.
- Tiết dịch ở núm vú hoặc có thay đổi kỳ lạ,...
Qua bài viết này, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt. Mong rằng những thông tin trên sẽ có ích với bạn.
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống