Đau nửa đầu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau nửa đầu là tình trạng rất nhiều người gặp phải, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt hằng ngày. Cùng tìm hiểu những thông tin về chứng đau nửa đầu này nhé!
Đau nửa đầu là tình trạng rất thường gặp ở nhiều người. Đây là hiện tượng một bên đầu trái hoặc phải bị đau đớn, gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến công việc, học tập cũng như cuộc sống. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nguyên nhân, trị chứng cũng như cách điều trị bệnh đau nửa đầu trong bài viết dưới đây!
1
Đau nửa đầu là gì?
Bệnh đau nửa đầu hay còn có tên gọi khác là đau đầu Migraine với biểu hiện là một bên đầu trái hoặc phải đau một cách dữ dội, có thể kém theo một số triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, không chịu được ánh sáng mạnh hay tiếng ồn.
Cơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày. Đây là bệnh lành tính, hay gặp nhất ở lứa tuổi từ 10 - 45.
2
Phân loại đau nửa đầu
Bệnh đau nửa đầu thường được chia thành 3 loại như sau:
- Đau nửa đầu có dấu báo: Người bệnh sẽ thấy dấu hiệu cảnh báo trước khi cơn đau nửa đầu xảy ra như thấy tia sáng loé lên.
- Đau nửa đầu không có dấu báo: Ở loại này, cơn đau sẽ xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu gì để nhận biết trước. Đây là trường hợp đau nửa đầu rất hay xảy ra.
- Đau nửa đầu có dấu báo nhưng không đau đầu: Người bênh thấy dấu hiệu cảnh báo nhưng sau đó lại không có cơn đau. Đây là trường hợp mà người ta gọi là đau nửa đầu thầm lặng.
3
Nguyên nhân gây đau nửa đầu
Đau nửa đầu xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng hiện tại vẫn chưa có tài liệu hay nguyên cứu nào chỉ ra rõ được nguyên nhân chính của chúng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho rằng, 60% những bệnh nhân đau nửa đầu thì bố mẹ của họ cũng mắc phải chứng bệnh này. Từ đây, ta có thể nói chứng bệnh này có mang tính di truyền.
Ngoài ra, bệnh đau nửa đầu có thể do các nguyên nhân sau:
- Dùng các thức uống có chất caffein như cà phê hay chứng các chất kích thích khác như rượu, bia,...
- Thay đổi nội tiết tố ở nữ, nồng độ estrogen cao hơn hoặc thấp hơn do mang thai, kinh nguyệt, tiền mãn kinh,...
- Sử dụng các loại thuốc làm thay đổi nội tiết tố như thuốc tránh thai,...
- Thường xuyên làm việc hay sống trong không gian có âm thanh quá lớn, nhiều ánh sáng, màu sắc sặc sỡ, mùi hương nồng,...
- Chế độ ngủ nghỉ thay đổi đột ngột như ngủ nhiều hay mất ngủ.
- Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường.
- Căng thẳng kéo dài.
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn,...
4
Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu
- Mệt mỏi, uể oải.
- Ngáp liên tục.
- Thay đổi vị giác, có triệu chứng buồn nôn.
- Nhạy cảm với mùi hương, ánh sáng, tiếng ổn.
- Tâm trạng thay đổi thất thường.
Trước khi cơn nửa đau xuất hiện khoảng 15 phút, bạn sẽ thấy một vài rối loạn chớp nhoáng. Các dấu hiệu này thường liên quan đến thính giác, thị giác, có thể thấy vệt đen, chớp sáng hoặc vầng hào quang ngay trước mắt.
5
Cách điều trị đau nửa đầu
Để điều trị đau nửa đầu thì các tốt nhất nên sử dụng thuốc. Có 2 nhóm thuộc thường được sử dụng là:
- Thuốc giảm đau để điều trị các cơn đau cũng như giảm bớt những triệu chứng đi kèm. Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDS, thuốc giảm đau apioid, thuốc lasmitidan, thuốc chống nôn…
- Thuốc giảm tần suất xuất hiện cơn đau và mức độ đau. Đây là loại thuốc được sử dụng trong thời gian dài, uống thường xuyên. Một số loại thuốc phải kể đến như thuốc chống trầm cảm, thuốc làm hạ huyết áp, thuốc chống động kinh…
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì có một không gian sống yên tĩnh, không quá nhiều ánh sáng để bạn nghỉ ngơi là điều rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng bên uống nhiều nước, tốt nhất là đủ 2 lít nước mỗi ngày và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cũng sẽ làm cho cơn đau nửa đầu dịu bớt.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về chứng đau nửa đầu mà Bách hoá XANH đã tổng hợp. Hy vọng bạn duy trì được chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh để luôn có một sức khoẻ tốt, đầy đủ năng lượng để làm việc và học tập mỗi ngày!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc