Tip hay

Đau nhức xương khớp ở người trẻ: Nguyên nhân, phòng ngừa

Đau nhức xương khớp ở người trẻ: Nguyên nhân, phòng ngừa

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ là do thừa cân hoặc vận động quá sức. Bạn phòng ngừa bệnh bằng luyện tập thể dục, ăn uống điều độ.

Đau nhức xương khớp là căn bệnh không chỉ gặp ở người già mà còn bắt gặp ở nhiều người trẻ. Bệnh gây đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh. Cùng Tip Hay tìm hiểu nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ qua bài viết dưới đây.

1 Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ

Theo Bác sĩ Timothy Gallivan, Phòng khám ACC - Chiropractic Clinic, đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như sau:

Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phìThừa cân, béo phì

Những người có cân nặng quá mức sẽ gây áp lực đến các khớp xương, đặc biệt là vùng đầu gối, hông và cột sống. Do đó, những người bị thừa cân, béo phì cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh đau nhức xương khớp.

Lối sống ít vận động

Lối sống ít vận độngLối sống ít vận động

Những người ít vận động hay tập luyện thể thao, làm công việc có tính chất phải ngồi nhiều như: Nhân viên văn phòng, lái xe,... là những đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh đau nhức xương khớp. Nguyên nhân là do gân, cơ dây chằng trở nên yếu, khớp xương có thể bị sai lệch gây đau nhức khó chịu.

Tập luyện hoặc vận động quá mức

Tập luyện hoặc vận động quá mứcTập luyện hoặc vận động quá mức

Những người phải tập luyện thể thao thường xuyên với cường độ cao như vận động viên thể thao, huấn luyện viên phòng gym hoặc những người thường xuyên phải bê vác vật nặng cũng là những đối tượng dễ mắc đau nhức xương khớp.

Bởi lẽ, ở những đối tượng này, cơ và khớp thường xuyên chịu áp lực lớn dẫn đến quá tải. Ngoài ra, việc lặp đi lặp lại một động tác ở cùng một khớp dễ dẫn đến nguy cơ giãn dây chằng, thậm chí thoái hóa sụn khớp.

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyềnYếu tố di truyền

Có nhiều người bị mắc đau nhức xương khớp bẩm sinh do yếu tố di truyền. Những người này thường có khiếm khuyết di truyền ở một số gen chịu trách nhiệm tạo sụn, dẫn đến khớp bị thoái hóa nhanh hơn bình thường.

Từng bị chấn thương trong quá khứ

Từng bị chấn thương trong quá khứTừng bị chấn thương trong quá khứ

Những ai có tiền sử bị tai nạn hoặc chấn thương vì chơi thể thao là những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng viêm khớp. Những chấn thương và tai nạn này có thể ảnh hưởng đến xương khớp và khiến chúng bị yếu đi, gây đau nhức khó chịu.

2 Cách điều trị đau nhức xương khớp ở người trẻ

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc được cho là có thể làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp có thể kể đến như:

  • Thuốc uống: Acetaminophen, aspirin, ibuprofen và naproxen. Những loại thuốc này có công dụng giảm đau tạm thời, dùng cho trường hợp từ nhẹ đến trung bình.
  • Thuốc bôi: Các loại thuốc bôi có chứa capsaicin giúp giảm đau xương khớp.
  • Thuốc tiêm: Axit hyaluronic và steroid. 2 loại thuốc này giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần lưu ý vì việc sử dụng steroid thường xuyên có thể gây tổn thương khớp.

Sử dụng thuốcSử dụng thuốc

Chườm nóng, chườm lạnh

Đây cũng là phương pháp hữu ích giúp hạn chế triệu chứng đau xương khớp do mắc chứng viêm xương khớp, chấn thương thể thao hoặc chứng bệnh DOMS (Delayed Onset Muscle Soreness - đau nhức cơ bắp khởi phát chậm).

Chườm nóng, chườm lạnhChườm nóng, chườm lạnh

Bạn có thể chườm lạnh và chườm nóng để giảm đau và thúc đẩy tuần hoàn máu. Điều này sẽ giúp các mô bị thương nhanh lành hơn. Lưu ý những người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh tim cần cẩn trọng khi thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh.

Châm cứu

Việc châm cứu giúp cơ thể sản sinh hormone endorphin giúp giảm đau và giảm căng thẳng. Vị vậy, kết hợp châm cứu với các phương pháp khác có thể chữa trị các bệnh xương khớp rất hiệu quả.

Châm cứuChâm cứu

Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân gặp phải các vấn đề xương khớp quá nặng hoặc áp dụng các phương pháp khác không hiệu quả, phẫu thuật thay khớp được coi là giải pháp giúp giải quyết tình trạng đau nhức xương khớp.

Tuy nhiên đây cũng là phương pháp dẫn đến nhiều rủi ro như: Nhiễm trùng vết thương, tổn thương dây thần kinh xung quanh khớp,... Vì vậy, các bác sĩ cần phải cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân để tránh rủi ro.

Phẫu thuậtPhẫu thuật

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic)

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống giúp điều chỉnh cấu trúc xương khớp hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật. Phương pháp nắn chỉnh này giúp khớp xương về đúng vị trí, giảm áp lực lên các dây thần kinh quanh khớp, tình trạng đau nhức cũng được cải thiện đáng kể.

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic)Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic)

Tham khảo thêm: Cách điều trị đau nhức xương khớp tại nhà mang lại hiệu quả cao

3 Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người trẻ

Để phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người trẻ, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Ngồi đúng tư thế: Bạn cần ngồi sao cho phần vai được thả lỏng, giữ thẳng lưng. Sau khoảng 1 tiếng làm việc, bạn nên đứng lên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn.
  • Luyện tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải: Bạn cũng nên tập thể dục đều đặn nhưng không nên tập luyện quá sức khiến tình trạng đau nhức xương khớp nghiêm trọng hơn.
  • Giảm cân nếu bạn mắc bệnh béo phì hoặc cân nặng đang vượt chuẩn: Hãy có một chế độ ăn uống lành mạnh và điều độ để giữ cân nặng ở mức hợp lý, giúp giảm áp lực cho các khớp xương.

Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người trẻCách phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người trẻ

4 Một vài câu hỏi về đau nhức xương khớp ở người trẻ

Đau nhức xương khớp là biểu hiện của bệnh gì ở người trẻ?

Đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh về xương khớp mà ngay cả người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải như:

  • Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng gây ra do tổn thương sụn, khi càng nhiều tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tăng lên. Người trẻ lạm dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có chế độ ăn uống không hợp lý…sẽ dễ mắc bệnh thoái hóa khớp.

Đau nhức xương khớp là biểu hiện của bệnh gì ở người trẻ?Đau nhức xương khớp là biểu hiện của bệnh gì ở người trẻ?

  • Viêm khớp dạng thấp: Dấu hiệu mắc viêm khớp dạng thấp bao gồm việc bạn cảm thấy đau nhức vùng khớp, cảm giác đau xuất hiện liên tục và tăng lên vào ban đêm và sáng sớm. Đây là một dạng bệnh rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh, gây ra tình trạng sưng đau.
  • Bệnh gút (gout): Tình trang sưng, nóng và đỏ và cảm giác đau nhức dữ dội ở khớp ngón chân cái là dấu hiệu của bệnh gút. Bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 30 - 40 tuổi.

Khi nào người trẻ cần thăm khám bác sĩ khi bị đau nhức xương khớp?

Nếu bạn gặp một số triệu chứng sau đây, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời:

  • Bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức xương khớp khi cử động. Cảm giác đau không thuyên giảm ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi.
  • Bạn cảm thấy đau sau khi hoạt động quá mức hoặc đau sau một thời gian dài không hoạt động. Các khớp đau nhức hoạt động không được linh hoạt như trước.
  • Các khớp bị đau của bạn xuất hiện vết sưng tấy đỏ, sờ vào thấy hơi cứng.

Khi nào người trẻ cần thăm khám bác sĩ khi bị đau nhức xương khớp?Khi nào người trẻ cần thăm khám bác sĩ khi bị đau nhức xương khớp?

Bài viết trên vừa giới thiệu đến bạn những nguyên nhân và cách phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người trẻ. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, gây đau đớn và cản trở đời sống sinh hoạt. Vì vậy, bạn hãy lưu ý sinh hoạt điều độ và có một lối sống lành mạnh để phòng ngừa đau nhức xương khớp.

Nguồn: Phòng khám ACC - Chiropractic Clinic

Từ khóa: Đau nhức xương khớp ở người trẻ: Nguyên nhân phòng ngừađau nhức xương khớp ở người trẻnguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻcách điều trị đau nhức xương khớp ở người trẻcách phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người trẻ