Đau nhức đầu sau kỳ kinh nguyệt nên làm gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Đau nhức đầu sau kỳ kinh nguyệt thường gặp ở một số chị em phụ nữ, vậy nguyên nhân do đâu? Cùng Tip Hay tìm hiểu xem đau nhức đầu sau kỳ kinh nguyệt nên làm gì nhé!
Tình trạng đau nhức đầu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đối với phụ nữ có thể gặp phải sau kỳ kinh nguyệt gây mệt mỏi, khó chịu. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cùng Tip Hay tìm hiểu xem đau nhức đầu sau kỳ kinh nguyệt nên làm gì qua bài viết sau!
1
Nguyên nhân gây đau đầu sau kỳ kinh nguyệt
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị đau nhức đầu như do căng thẳng, áp lực, do mất nước, do di truyền, do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng,...tuy nhiên, nếu phụ nữ bị đau đầu sau kỳ kinh nguyệt thì nguyên nhân có thể do thiếu sắt hay mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Tình trạng mức độ sắt thấp là nguyên nhân phổ biến, bởi khi hành kinh thì máu và mô sẽ được thải ra ngoài, nếu phụ nữ bị chảy máu nhiều sẽ gây mất máu dẫn đến cơ thể thiếu chất sắt ở cuối kỳ kinh và gây đau đầu.
Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, hàm lượng các hormone trong cơ thể người phụ nữ có sự dao động đột ngột, nhất là đối với hormone estrogen và progesterone. Sự thay đổi này sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng, gây đau đầu ở trước, giữa hay cả sau chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên đây là tình trạng khá phổ biến và không cần phải lo ngại nếu biết cách phòng ngừa và chăm sóc bản thân.
2
Triệu chứng đau đầu sau kỳ kinh nguyệt
Một số triệu chứng cho thấy bạn đang bị đau đầu sau kỳ kinh nguyệt gồm:
- Buồn nôn và dễ bị nôn
- Đau nhói dữ dội
- Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng hơn
- Mức độ sắt thấp
- Áp lực đau sau mắt
3
Phòng ngừa và điều trị chứng đau đầu sau kỳ kinh nguyệt
Đau đầu sau kỳ kinh nguyệt có thể dần tự khỏi nếu bạn sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, giấc ngủ phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách sau để hỗ trợ những cơn đau đầu được đẩy lùi nhanh chóng:
- Chườm đá lạnh có tác dụng co mạch máu, giảm căng thẳng.
- Uống nhiều nước.
- Dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hay thuốc giảm đau acetaminophen.
Bên cạnh đó tùy vào nguyên nhân đau nhức đầu mà bạn có thể bổ sung chế độ ăn uống như sau:
- Nguyên nhân đau đầu do nội tiết tốt: Bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung estrogen qua gel, thuốc viên, miếng dán hay tăng cường magie qua các thực phẩm như socola, rau xanh, chuối, các loại hạt,...
- Nguyên nhân đau đầu do thiếu sắt: Bổ sung chất sắt từ thực phẩm như rau bina, cải xoăn, thịt bò, động vật có vỏ,...
Tuy nhiên, nếu cảm giác đau đầu cứ kéo dài và gây đau đớn quá nhiều thì bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp!
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau đầu sau kỳ kinh nguyệt mà nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Hy vọng với những thông tin trên, chị em sẽ biết cách chăm sóc bản thân nhé!
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống