Tip hay

Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Bao lâu thì khỏi?

Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Bao lâu thì khỏi?

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường phát bệnh vài ngày. Việc hiểu rõ bệnh này là cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng với các tác nhân môi trường. Tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng đau mắt đỏ rất dễ lây lan và việc không hiểu rõ về bệnh có thể gây ra biến chứng giảm thị lực của người mắc sau này.

Trong bài viết hôm nay, Tip Hay sẽ cung cấp tất tần tật những điều cần biết về đau mắt đỏ, giúp người bệnh có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.

1 Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Biểu hiện bệnh đau mắt đỏBiểu hiện bệnh đau mắt đỏ

Theo ThS.BS Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thời gian ủ bệnh của đau mắt đỏ khoảng 3 ngày và người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng sau đây khi phát bệnh:

  • Mắt bị đỏ, ngứa rát và cộm như có hạt bụi trong mắt.
  • Chảy nước mắt, mắt tiết nhiều ghèn khiến 2 mi mắt dính chặt, nhất là khi ngủ dậy.
  • Vùng mí mắt sưng nề và đau nhức.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng hơn, gây khó nhìn.
  • Có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc bị sốt nhẹ, đau họng, nổi hạch sau tai hoặc dưới hàm,…

Tham khảo thêm: Tổng hợp các  mẹo chữa mắt bị cộm đơn giản, an toàn tại nhà

2 Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Các loại đau mắt đỏCác loại đau mắt đỏ

Sau đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau mắt đỏ:

  • Đau mắt đỏ do nhiễm các loại virus như Adenovirus, Herpes,... Bệnh có thể tự khỏi trong khoảng 1 - 2 tuần mà không cần điều trị.
  • Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng với các tác nhân như hóa chất, phấn hoa, lông động vật, khói bụi ô nhiễm,... Bệnh sẽ kéo dài cho đến khi loại bỏ hoặc ngừng tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.

Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ thường bùng phát và lây lan nhanh vào mùa hè, nguyên nhân là do:

  • Khí hậu nắng nóng và độ ẩm không khí cao gây mưa đột ngột, môi trường nhiều khói bụi, nguồn nước ô nhiễm,... tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn sinh sôi.
  • Thời tiết thất thường khiến người có cơ địa nhạy cảm hoặc hệ thống miễn dịch kém không thể chống chọi với sự tấn công của virus, vi khuẩn.
  • Những hoạt động vui chơi ngoài trời tại những nơi đông đúc như bãi biển, công viên giải trí,... khiến virus lây lan qua đường hô hấp, nguồn nước nhiễm bệnh, tiếp xúc gần với người bệnh,...
  • Tiếp xúc trực tiếp với ngón tay, nước mắt hoặc khăn tay của người bệnh.
  • Tiếp xúc với các hóa chất gây dị ứng.
  • Sử dụng kính áp tròng thường xuyên, đặc biệt là loại kính có thể đeo liên tục trong 1 tuần thay vì phải tháo bỏ trước khi ngủ.

3 Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan thông qua những con đường lây bệnh như:

  • Tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi.
  • Chạm tay hoặc sử dụng những vật dụng, đồ dùng cá nhân bị nhiễm mầm bệnh.
  • Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh trong ao hồ, bể bơi,…
  • Thói quen thường xuyên dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng, làm vi khuẩn lây lan.
  • Sử dụng kính áp tròng bị nhiễm khuẩn do vệ sinh không đúng cách.
  • Tụ tập ở những địa điểm công cộng hoặc nơi đông người có mầm bệnh.

Dụi mắt làm tăng nguy cơ nhiễm bệnhDụi mắt làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

4 Bệnh đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Đau mắt đỏ để lại biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thờiĐau mắt đỏ để lại biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời

Như đã đề cập, bệnh đau mắt đỏ thường không nguy hiểm và hiếm khi để lại di chứng. Tuy nhiên, việc không hiểu rõ về bệnh, điều trị không đúng cách, hoặc không kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến giác mạc và gây suy giảm thị lực.

Khi bệnh đau mắt đỏ quá trầm trọng sẽ dẫn đến một số biến chứng như viêm giác mạc, loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa. Do đó, người bệnh cần gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

5 Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị đau mắt đỏSử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị đau mắt đỏ

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Những bệnh nhân bệnh nhẹ và không sử dụng thuốc kê đơn có thể tự theo dõi tại nhà và thực hiện những việc sau đây để bệnh thuyên giảm.

  • Chườm lạnh để làm dịu mắt, giảm sưng mí mắt
  • Rửa mặt, rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn.
  • Không sử dụng các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly, bát,… chung với với người khác.
  • Tuyệt đối không dụi mắt.
  • Không đi bơi hoặc tụ tập ở những nơi quá đông người.
  • Nên nghỉ học hoặc nghỉ làm khoảng 1 tuần để nghỉ ngơi và tránh lây cho người khác.
  • Cần ngưng sử dụng kính áp tròng và thay bằng kính gọng cho đến khi khỏi bệnh.
  • Nên sử dụng khăn ấm lau nhẹ vùng mắt để loại bỏ bớt ghèn và giặt sạch khăn để không ai tiếp xúc hoặc sử dụng chúng.
  • Nên sử dụng 2 miếng băng gạc vệ sinh cho mỗi bên mắt và chỉ sử dụng một lần rồi bỏ.

Đối với những bệnh nhân cần sử dụng thuốc kê đơn, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ để chỉ định thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống.

  • Đau mắt đỏ do virus không cần dùng thuốc kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng đối với virus, người bệnh chỉ cần rửa sạch mắt mỗi ngày.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn cần uống thuốc kháng sinh kết hợp cùng thuốc mỡ bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đau mắt do dị ứng cần sử dụng thuốc kháng histamin loại uống hoặc thuốc nhỏ để giúp giảm đau mắt. Tuy nhiên loại kháng sinh này sẽ khiến mắt bị khô nên không được tùy tiện sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Rửa tay với xà phòng thường xuyên để phòng bệnh đau mắt đỏRửa tay với xà phòng thường xuyên để phòng bệnh đau mắt đỏ

Tham khảo thêm:  Các loại thuốc trị đau mắt đỏ hiện nay và những lưu ý khi sử dụng

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Cả người bệnh lẫn người không bệnh cần tuân thủ những việc sau đây để phòng bệnh lây lan:

  • Không sử dụng chung khăn lau hoặc các vật dụng khác với người khác
  • Không được chạm tay vào mắt
  • Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn.
  • Nên thay vỏ gối thường xuyên và giặt sạch vỏ gối trong nước nóng
  • Không sử dụng chung sản phẩm trang điểm, nhất là trang điểm mắt.
  • Khi bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để điều chỉnh toa thuốc hoặc có những giải pháp chữa trị phù hợp hơn.

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắtBổ sung thực phẩm tốt cho mắt

Tham khảo thêm:  Tại sao đau mắt đỏ nên đeo kính? Cách chọn kính râm cho người đau mắt đỏ

Chế độ dinh dưỡng cho người đau mắt đỏ

Để ngăn ngừa biến chứng của bệnh đau mắt đỏ cũng như duy trì một đội mắt khỏe mạnh, chúng ta cần bổ sung cho cơ thể những nhóm thực phẩm sau:

6 Một số câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể bị lại không?

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ, nên người đã từng bị đau mắc đỏ có thể bị lại sau vài tháng. Thời gian nhiễm lại lần sau có thể từ tháng thứ 2 trở lên so với lần nhiễm trước đó, nhờ có kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus gây bệnh.

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Đau mắt đỏ có thể chữa khỏi trong 7 – 10 ngàyĐau mắt đỏ có thể chữa khỏi trong 7 – 10 ngày

Đa số những người bị đau mắt đỏ có thể được chữa khỏi trong khoảng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như giải pháp điều trị, nguyên nhân gây đau mắt đỏ và mức độ đáp ứng thuốc.

Tham khảo thêm:  Thuốc nhỏ đau mắt đỏ loại nào tốt? 3 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ tốt nhất

Bị đau mắt đỏ nên kiêng gì, ăn gì?

Những loại thực phẩm mà người bệnh đau mắt đỏ cần kiêng ănNhững loại thực phẩm mà người bệnh đau mắt đỏ cần kiêng ăn

Để các triệu chứng bệnh thuyên giảm cũng như mau khỏi bệnh, bệnh nhân đau mắt đỏ cần kiêng những loại thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm có tính nóng khiến vùng mắt nóng rát hơn (hành, tỏi, rau hẹ, ớt,...)
  • Thực phẩm có mùi tanh khiến mắt lâu phục hồi (cá chép, tôm, mực, ốc,...)
  • Rau muống khiến mắt chảy ghèn nhiều.
  • Mỡ động vật làm tăng mỡ trong máu, khiến mắt hồi phục chậm.
  • Chất kích thích chứa nicotin sẽ làm cho mắt điều tiết nhiều, gây đau mắt. Đặc biệt, theo bác sĩ Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương, uống rượu, bia khi đang bị đau mắt đỏ có thể dẫn đến tình trạng chảy máu mắt, nguyên nhân là do các mạch máu bị giãn nở.

Tham khảo thêm: Đau mắt đỏ cần kiêng gì, ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Phân biệt bệnh đau mắt đỏ và các bệnh lý khác thế nào?

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khácBệnh đau mắt đỏ rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác

Mắt đỏ, ngứa, sưng,... là những biểu hiện thường gặp khi mắc các bệnh về mắt. Chính vì thế, người ta vẫn thường nhầm lẫn bệnh đau mắt đỏ với một số bệnh sau đây:

  • Viêm củng mạc gây đau mắt và cơn đau sẽ truyền lên vùng trán, gò má và xoang mũi, lòng trắng mắt bị đỏ hồng hoặc đỏ tươi, xuất hiện hạt gồ lên dưới khóe mắt..
  • Viêm nội nhãn gây đỏ và đau nhức mắt nhưng không làm mắt tiết dịch nhầy, mắt có thể bị sưng, nhìn không rõ và nhạy cảm với ánh sáng, cơ thể bị mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn,...
  • Viêm loét giác mạc khiến mắt bị cộm và chảy nước mắt nhiều, mắt khó mở mắt và nhìn mờ khi thức dậy.

Trên đây chỉ là một số biểu hiện cơ bản để phân biệt bệnh đau mắt đỏ với các bệnh lý khác. Cho nên, bạn cần phải đến các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa mắt để kiểm tra, chẩn đoán đúng loại bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Vậy là Tip Hay đã cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh đau mắt đỏ. Người bệnh cũng như người chưa mắc bệnh thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng và chữa bệnh để tránh gây lây lan cho cộng đồng.

Nguồn:  Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Từ khóa: Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Bao lâu thì khỏi?đau mắt đỏviêm kết mạcđau mắt đỏ có lây khôngđau mắt đỏ bao lâu thì khỏiđau mắt đỏ lây qua đường nào