Dấu hiệu và cách khắc phục suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi
Suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu và cách khắc phục suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi nhé!
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể gây ra những tác động không tốt đến cả thể chất và tâm lý. Do đó, đây là vấn đề đang được nhiều người chú trọng và quan tâm đến. Cùng Tip Hay tìm hiểu dấu hiệu và cách khắc phục suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi nhé.
1
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi
Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp dễ nhận thấy như thiếu thức ăn hoặc chế độ ăn thiếu chất, suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi thực tế là một kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố về thể chất, xã hội và tâm lý.
- Sự thay đổi phổ biến liên quan đến tuổi già: sự suy giảm vị giác và khứu giác, người lớn tuổi thường gặp khó khăn trong việc cảm nhận hương vị và thúc đẩy việc duy trì thói quen ăn uống.
- Các bệnh tật: khi mệt mỏi do bệnh mạn tính và bệnh vặt làm giảm khẩu vị và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém.
- Khả năng ăn giảm: nhai và nuốt khó khăn, cùng với các vấn đề về răng miệng, cũng như khả năng cầm nắm yếu, đều ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người lớn tuổi.
- Việc điều trị các bệnh khác: dẫn đến tình trạng chán ăn, mất ngon miệng và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
- Chế độ ăn bị hạn chế: không ăn một số loại thực phẩm trong quá trình điều trị cũng có thể góp phần vào suy dinh dưỡng.
- Thu nhập thấp: người lớn tuổi với mức thu nhập sẽ khó có đủ tiền để mua thực phẩm, đặc biệt khi phải chi tiêu cho việc điều trị các vấn đề sức khỏe khác.
- Khả năng di chuyển bị hạn chế: không thể ra khỏi nhà để mua thực phẩm, dẫn đến việc không tiếp cận được nguồn cung thực phẩm chất lượng.
- Tình trạng trầm cảm: sự cô đơn, việc đau buồn và sức khỏe suy giảm cũng có thể làm mất hứng thú ăn và làm cho khẩu vị không ngon miệng.
- Nghiện rượu: gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh.
2
Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi
Những biểu hiện dễ dàng nhận thấy suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi như sau:
- Kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI): BMI = Cân nặng (kg) / (chiều cao)2 (m).
- Cân nặng bị giảm không có chủ ý: Mất hơn 10% cân nặng trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng.
- BMI < 20 và giảm trên 5% cân nặng trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng.
- Mất khẩu vị, thiếu hứng thú với việc ăn uống và tiêu hóa kém.
- Da trở nên mỏng manh, không đàn hồi, nhợt nhạt, khô hoặc rất xanh xao.
- Tình trạng nhiễm trùng tái phát liên tục và vết thương lâu lành.
- Cơ lỏng leo và bị teo.
- Mệt mỏi, uể oải và giảm khả năng vận động.
- Gương mặt và cơ thể trở nên gầy guộc.
3
Tác hại của suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi
Cơ thể của chúng ta cần nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để duy trì sự sống và hoạt động. Sức khỏe của người lớn tuổi đặc biệt nhạy cảm, và tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực, bao gồm:
- Hệ miễn dịch yếu, dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Vết thương lâu lành và khó khỏi.
- Sự yếu cơ, loãng xương, dễ gãy xương và ngã.
- Bệnh tật có thể kéo dài và khó chữa trị.
- Giảm khả năng điều khiển cơ thể và hoạt động tinh thần.
- Thường không vui vẻ, thái độ thiếu lạc quan, tự ti về bản thân và né tránh khỏi xã hội.
- Tăng nguy cơ nhập viện và giảm tuổi thọ.
4
Cách khắc phục suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi
Cách khắc phục suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi có thể đa dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ suy dinh dưỡng. Thông thường, việc điều trị suy dinh dưỡng bao gồm một số biện pháp như sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo cân bằng và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng mà cơ thể đang thiếu
- Sử dụng thêm các viên uống bổ sung dinh dưỡng.
5
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người lớn tuổi suy dinh dưỡng
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người lớn tuổi suy dinh dưỡng:
- Gia tăng khẩu vị cho người lớn tuổi suy dinh dưỡng
- Ăn ít và thường xuyên là lời khuyên hàng đầu cho người lớn tuổi. Điều này giúp tránh việc ăn quá nhiều trong một lần và đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng đều đặn.
- Bổ sung bữa phụ giữa các bữa chính, với khoảng cách 2 3 giờ giữa mỗi bữa ăn.
- Đảm bảo lượng thức ăn trong mỗi bữa vừa phải, được sắp xếp hấp dẫn để người lớn tuổi cảm thấy thèm ăn.
- Khuyến khích người lớn tuổi lựa chọn những món ăn phù hợp và dễ tiêu thụ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Hạn chế uống nước trước và trong khi ăn.
Các thành phần dinh dưỡng nên lưu ý trong thực đơn để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi
- Rau quả: Cung cấp đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn sẽ dẫn đến táo bón, khó tiêu và sự hấp thu kém hiệu quả của các chất khác.
- Protein: Nuôi dưỡng cơ thể và hỗ trợ cơ bắp. Có đủ mô cơ thì cơ thể mới duy trì cân bằng trao đổi chất và ngăn ngừa tai nạn té ngã.
- Axit béo omega-3: Bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh. Axit béo omega-3 đóng vai trò bảo vệ thành mạch khỏi xơ vữa, từ đó giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch.
- Canxi và vitamin D: Phòng ngừa loãng xương và gãy xương.
- Vitamin B12: Duy trì lượng hồng cầu và bảo vệ hệ thần kinh.
- Kali: Điều chỉnh huyết áp.
- Vi khuẩn đường ruột có lợi: Hỗ trợ tiêu hóa.
- Hạn chế muối và chất béo có hại.
Suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi thường bị bỏ qua, nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hy vọng các thông tin mà Tip Hay đã chia sẻ có thể giúp bạn nhận biết liệu người thân yêu có bị suy dinh dưỡng và cách khắc phục tình trạng này.
Nguồn: hellobacsi.com