Dấu hiệu và cách khắc phục niềng răng hỏng bạn không nên bỏ qua
Niềng răng cũng có một số trường hợp bị thất bại không như ý muốn, vậy dấu hiệu và cách khắc phục khi bị niềng răng hỏng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Khi bạn cần khắc phục và nâng cao thẩm mỹ cho hàm răng của mình bằng cách niềng răng, nhưng chẳng may lại bị hỏng mà lại không nhận ra. Vậy dấu hiệu và cách khắc phục niềng răng hỏng như thế nào, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay về vấn đề này nhé!
1
Nguyên nhân khiến niềng răng hỏng
Do cơ sở nha khoa không uy tín
Điều đầu tiên mà bệnh nhân niềng răng quan tâm đó là cơ sở nha khoa chất lượng, nhưng vẫn có một vài trường hợp quyết định thực hiện phương pháp này ở một số cơ sở có lời chào hấp dẫn, thực tế khi làm thì cơ sở vật chất không đầy đủ, hoặc mới mở chưa có tay nghề mà gây ra một số hậu quả đáng tiếc đến thẩm mỹ của hàm răng.
Nếu lựa chọn nha khoa không uy tín, bạn có thể gặp tình trạng răng lệch vị trí do tay nghề của bác sĩ quá thấp. Bác sĩ đưa ra chẩn đoán sai khiến phác đồ điều trị không phù hợp, dẫn đến hậu quả mất nhiều thời gian điều trị. Cơ sở vật chất kém hoặc dụng cụ kỹ thuật không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nhiễm trùng.
Do chăm sóc răng miệng không đúng cách
Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Điều này gây tác động trực tiếp đến kết quả niềng răng có thành công hay không và hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bệnh nhân. Để chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng bạn nên tham khảo ý kiến và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Một số thói quen khi chăm sóc răng miệng cho răng niềng vô tình gây ra tình trạng niềng răng hỏng như sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng, thường xuyên ăn những loại đồ ăn cay, nóng và cứng gây ảnh hưởng đến chất lượng mắc cài. Sau mỗi bữa ăn không vệ sinh kỹ cũng là một nguyên nhân. Khi niềng răng, bệnh nhân không tái khám định kỳ cũng gây ra hậu quả niềng răng hỏng.
Thiết bị chỉnh nha kém chất lượng
Thiết bị chỉnh nha là yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến kết quả niềng răng cho bệnh nhân. Khi thiết bị và dụng cụ có chất lượng kém sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình niềng răng, ngoài ra có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng nướu. Bên cạnh đó, việc không tạo đủ lực kéo cho răng cũng không thể đạt được hiệu quả giống như mong đợi.
Sử dụng hàm duy trì sai cách
Bệnh nhân sẽ phải sử dụng thêm hàm duy trì, nhằm giữ gìn và duy trì cấu trúc của răng sau khi tháo niềng. Nếu sử dụng sai cách dụng cụ hỗ trợ này, vị trí răng có thể bị dịch chuyển về lại chỗ cũ như ban đầu, làm kết quả niềng răng thất bại.
Bác sĩ chưa có kinh nghiệm, tay nghề kém
Một số bác sĩ chưa rành nghề, ít kinh nghiệm cũng gây tác động đến kết quả của quá trình niềng răng. Khi này, bác sĩ tay nghề kém sẽ làm ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lực kéo, làm các răng dịch chuyển không đúng tiêu chuẩn và không đúng phác đồ điều trị, dẫn đến việc niềng răng hỏng.
Bác sĩ chuyên môn kém
Bác sĩ là người giúp bệnh nhân đạt được kết quả theo mục đích của phác đồ điều trị niềng răng. Nhưng nếu bác sĩ không được đào tạo bài bản, không có kiến thức chuyên môn nhất định có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân trong quá trình thực hiện phương pháp.
2
Dấu hiệu niềng răng hỏng
Lệch mặt, lệch đường giữa
Khi niềng răng hỏng có thể xuất hiện dấu hiệu lệch mặt, lệch đường giữa do các răng không di chuyển mà bị nghiêng, khiến khớp nhai mất tính ổn định. Khi bị dấu hiệu này, bệnh nhân sẽ có biểu hiện là đường giữa phần răng hàm trên bị lệch so với đường nhân trung, đỉnh mũi, răng hàm dưới cùng, những điểm này không cùng nằm trên một đường thẳng trên khuôn mặt.
Hay dấu hiệu khác được thể hiện rõ rệt mà chúng ta có thể nhận thấy đó là các răng có xu hướng nghiêng vào khoảng trống, toàn bộ thân răng không di chuyển vào vị trí khoảng trống đó.
Nhưng cũng có một số trường hợp bệnh nhân đã có cấu trúc răng và hàm bị lệch bẩm sinh, hoặc răng bị thưa bẩm sinh. Do đó, một số trường hợp này sẽ không đạt được kết quả hoàn hảo như mong đợi.
Cười hở lợi nặng hơn, răng bị quặp mất thẩm mỹ
Khi niềng răng bị hỏng, tình trạng cười hở lợi hay răng bị quặp vào cũng có thể xảy ra, do nha sĩ không kiểm soát được lực sinh học trong quá trình di chuyển răng, phần hàm trên có xu hướng vừa dịch chuyển ra phía sau, vừa dịch chuyển xuống dưới, vì lý do trên đã tạo nên tình trạng kém thẩm mỹ này.
Tụt lợi sau quá trình niềng răng
Trong quá trình niềng răng bị tụt lợi là một hiện tượng xảy ra phổ biến, do lực kéo của mắc cài quá mạnh, khiến răng cửa nghiêng ra phía mặt ngoài, làm răng bị lệch lạc, trồi lên. Vấn đề này không quá nghiêm trọng vì không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình gắn mắc cài.
Nhưng một số trường hợp thì tụt lợi có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn, dẫn đến phải tốn kinh phí trồng răng mới. Do đó, khi gặp hiện tượng tụt lợi quá nghiêm trọng thì bạn nên đến nha khoa để được điều trị kịp thời.
Gắn mắc cài sai
Khi niềng răng, lực tác động làm răng di chuyển tới vị trí mong muốn, mà trong đó yếu tố cơ bản để thành công là mắc cài. Khi một đơn vị mắc cài sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ những mắc cài còn lại, khiến răng không được điều chỉnh theo vị trí mong muốn.
Đau hàm, răng chết tủy do niềng răng
Khi niềng răng bị hỏng, khớp cắn của bệnh nhân bị lệch khiến hai hàm không thể khớp, khi đó bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, cơ vai và cơ hàm có thể đau đớn khi nhai. Khi bệnh nhân gặp phải những vấn đề này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị xong mới tiếp tục thực hiện quá trình niềng răng.
Chân răng bật ra khỏi xương hàm, tiêu cụt chân răng
Trong quá trình niềng răng hỏng có thể làm chân răng bật ra khỏi xương hàm, do tác động di chuyển giữa các lực răng quá lớn, di chuyển sai lệch dẫn đến việc bật răng ra khỏi xương hàm. Bệnh nhân có thể dễ dàng nhận thấy phần chân răng nằm ở vị trí chóp xương ngoài có phần bị lệch ra ngoài.
Nhiễm trùng nướu gây viêm nha chu dẫn, sâu răng
Niềng răng hỏng có thể làm bệnh nhân bị nhiễm trùng nướu, làm nướu bị sưng tấy, thở có mùi hôi, các phần nướu bị viêm có thể tạo ra các túi mủ. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến việc tiêu xương phần chân răng, dẫn đến rụng răng sớm.
Niềng răng xong vẫn hô/móm
Khi tháo niềng mà bạn vẫn gặp phải tình trạng hô và móm, mặt thẩm mỹ không được cải thiện hoàn toàn thì có thể do niềng răng hỏng. Vấn đề này có thể xuất hiện sau khi bạn niềng xong, mặc dù trước đó không gặp phải tình trạng này.
3
Những cách khắc phục niềng răng hỏng
Khi niềng răng hỏng, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra và được bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp nhất. Tùy thuộc vào tình trạng răng khi niềng, mắc cài và dây cung trong từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực kéo. Trong trường hợp nghiêm trọng như răng bị chết tủy thì bác sĩ sẽ lấy phần tủy chết ra và thực hiện phương pháp bít răng, rồi tiến hành lại quá trình niềng răng.
4
Những lưu ý chăm sóc răng miệng tránh niềng răng hỏng
Chú ý đến chế độ ăn uống
Khi niềng răng, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề ăn uống, vì sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến kết quả. Bạn chỉ nên sử dụng những thực phẩm mềm, cắt nhỏ thức ăn khi nhai. Hạn chế sử dụng những món ăn quá cứng hoặc dẻo vì chúng gây tác động đến quy trình gắn mắc cài.
Chú ý đồ có hại cho răng
Bạn nên tránh những thực phẩm quá nhiều đường, giàu tinh bột, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Những thực phẩm này có thể tạo ra những mảng bám dính trên thân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng đến răng khiến việc niềng răng bị hỏng.
Cẩn thận khi vui chơi, luyện tập thể thao
Khi hoạt động mạnh như luyện tập thể thao hay vui chơi bạn nên chú ý đến mắc cài, dây cung, vì tác động lực quá mạnh có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Vì vậy, khi vui chơi hay tập thể thao, bệnh nhân nên sử dụng dụng cụ bảo hộ răng và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Tuân thủ lịch khám định kỳ
Để đảm bảo răng luôn được ổn định và không xảy ra vấn đề gì thì bệnh nhân nên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng răng, nếu xảy ra vấn đề gì vẫn có thể xử lý kịp thời.
Biện pháp giảm đau sau khi niềng
Giai đoạn đầu khi niềng, bệnh nhân sẽ rất đau nhức và khó chịu do chưa thích ứng được với việc gắn mắc cài và dây cung. Khi này, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để xử lý. Trong trường hợp đau nhức kéo dài thì bạn nên đến ngay nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Không tự điều chỉnh dây mắc cài
Trong thời gian niềng răng, bệnh nhân sẽ thường bị vướng mắc cài vào những phần mềm ở môi, hay mấu cuối cùng của khung niềng chọc vào má làm khó khăn trong việc ăn uống và trò chuyện. Tuy nhiên đây chỉ là những vấn đề xuất hiện trong thời gian đầu, do đó bệnh nhân không được tự ý điều chỉnh mắc cài để tránh ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
Tăng số lần đánh răng trong ngày
Niềng răng làm tăng khe khoảng trống hơn trong răng, do đó thức ăn cũng dễ dàng mắc vào răng và mắc cài. Vì vậy, bệnh nhân có thể sử dụng bàn chải lông mềm để tránh gây tổn thương nướu, tăng số lượng lần đánh răng lên 3 lần/ngày, để răng miệng được vệ sinh hoàn toàn vi khuẩn.
Như vậy, Tip Hay đã cùng bạn tìm hiểu về dấu hiệu và cách khắc phục niềng răng hỏng không nên bỏ qua rồi nhé! Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích để tham khảo và chăm sóc răng niềng một cách tốt nhất.
Nguồn: nhakhoaparkway.com