Dấu hiệu và cách điều trị tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh
Khô môi là tình trạng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu và cách điều trị tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh như thế nào? Cùng Tip Hay tìm hiểu qua bài viết sau.
Khô môi ở trẻ sơ sinh là hiện tượng vùng da môi bé bị khô, nứt nẻ. Hầu hết trường hợp khô môi có thể được khắc phục và cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng khác có thể khiến môi bé bị nhiễm trùng, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng ăn uống của trẻ.
Dưới đây là một số thông tin về dấu hiệu và các điều trị khô môi ở trẻ sơ sinh tham khảo bởi Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh - Hello Bacsi.
1
Nguyên nhân gây khô môi ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt của trẻ như liếm môi hoặc mút môi quá nhiều, bé bú không đủ, mất nước do ốm, nguyên nhân từ môi trường hay các bệnh lý khác như: Sốt, nghẹt mũi,...
2
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị khô môi
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị khô môi bao gồm:
- Môi, lưỡi khô
- Bé tiểu ít, tã lâu đầy
- Thóp phập phồng nhiều bất thường
- Mắt trũng sâu
- Da dẻ khô, nhăn
- Thở gấp
- Tay lạnh, chân lạnh
Nếu trẻ có bất kỳ các triệu chứng vừa nên trên, cần đưa bé đến ngay bệnh viên để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
3
Cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh
Cách điều trị
- Dùng tay hoặc tăm bông thoa một ít sữa mẹ lên môi của con. Sữa mẹ có đặc tính làm mềm và kháng khuẩn sẽ giúp khắc phục tình trạng khô môi của trẻ.
- Cho bé bú đủ cữ, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh bú từ 8-12 lần/ngày, cứ sau 2-3 giờ, bé cần được bú 1 lần.
- Dùng son dưỡng môi dành cho trẻ sơ sinh hoặc có thể thay thế bằng dầu dừa, bôi trực tiếp lên môi hoặc núm vú của mẹ để con tiếp xúc trực tiếp với chất dưỡng.
Cách ngăn ngừa
- Cách phòng ngừa tốt nhất là cho bé bú đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày.
- Duy trì nhiệt độ trong phòng hoặc nhà ở mức lý tưởng, có thể sử dụng thêm máy tạo độ ẩm hoặc hút ẩm vào những ngày đông, thời tiết hanh khô.
- Cần che chắn cho con khi ra ngoài, đặc biệt là khi trời có gió hoặc nắng gắt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu và cách điều trị tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích đến bạn.
Nguồn: HelloBacsi