Tip hay

Dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị sốc sốt xuất huyết

Dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị sốc sốt xuất huyết

Sốc sốt xuất huyết là một giai đoạn nặng của bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Tham khảo qua dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị sốc xuất huyết là gì?

Vào mùa mưa rất dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Vì vậy không nên chủ quan và bỏ qua những triệu chứng đầu của bệnh để có thể chữa trị kịp thời. Cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu nhé!

1 Nhận biết sốc sốt xuất huyết Dengue và cấp độ

Mức độ sốc sốt xuất huyếtMức độ sốc sốt xuất huyết

Cách nhận biết người bệnh sốc sốt xuất huyết Dengue là khi có các biểu hiện thoát huyết tương nặng khiến sốc giảm thể tích, làm ứ dịch ở ổ bụng nhiều và màng phổi. Ngoài ra có thể là xuất huyết nặng hoặc suy tạng.

Sốc sốt xuất huyết Dengue có 2 mức độ:

  • Sốc sốt xuất huyết Dengue: Bệnh nhân có thể suy tuần hoàn, tụt huyết áp, mạch nhanh nhỏ, bên cạnh đó có thể cảm thấy bứt rứt, mệt mỏi, vật vã li bì, da lạnh,...
  • Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng: Mạch khó bắt, không đo được huyết áp, sốc nặng.

Lưu ý: Bệnh sẽ có thể chuyển từ mức nhẹ sang nặng, do đó khi có những triệu chứng trên bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và phân độ lâm sàng. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Dấu hiệu của sốc sốt xuất huyếtDấu hiệu của sốc sốt xuất huyết

Những dấu hiệu của sốc sốt xuất huyết có thể kể đến như:

  • Suy tạng nặng: Gây ra rối loạn tri giác, suy tim hoặc suy các chức năng khác của những cơ quan khác,...
  • Xuất huyết nặng: Biểu hiện qua người bệnh bị chảy máu cam nặng, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, rong kinh nặng,... Ngoài ra xuất huyết nặng cũng có thể xuất hiện do người bệnh dùng thuốc kháng viêm như aspirin, corticoid,...
  • Vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, bệnh nhân thường bị suy tuần hoàn cấp.

2 Cách theo dõi và xử trí khi nghi ngờ trẻ sốc sốt xuất huyết

Cách xử trí khi nghi ngờ trẻ sốc sốt xuất huyếtCách xử trí khi nghi ngờ trẻ sốc sốt xuất huyết

  • Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C thì bạn hãy cho nới lỏng quần áo và cho trẻ uống thuốc hạ sốt, có thể lau người bằng nước ấm. Bạn nên dùng Paracetamol đơn chất, mỗi lần dùng cách nhau 4 - 6 giờ và mỗi lần dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/lần.

Lưu ý: Không cho trẻ dùng ibuprofen, aspirin để hạ sốt vì có thể phản tác dụng.

  • Không nên ăn những thức ăn có màu đỏ hoặc nâu để tránh nhầm với xuất huyết tiêu hóa nếu trẻ nôn ói.
  • Khi trẻ có dấu hiệu sốc sốt xuất huyết bạn nên cho trẻ uống nhiều nước (nước sôi để nguội, nước Oresol, nước cháo loãng với muối hoặc nước trái cây như dừa, chanh,...)
  • Cần đến bệnh viện và xét nghiệm hàng ngày hoặc nhập viện nếu triệu chứng trở nặng.

Cách theo dõi sốc sốt xuất huyếtCách theo dõi sốc sốt xuất huyết

Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có các dấu hiệu như nôn ói nhiều, bứt rứt, mệt lả, không tiểu trên 6 tiếng, chảy máu mũi, miệng hoặc có thể là xuất huyết âm đạo, ngoài ra nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác những dấu hiệu nêu trên.

Giai đoạn sốc sốt xuất huyết nếu được nhận ra sớm thì bệnh nhân sẽ được bù dịch để có thể hồi phục nhanh chóng. Nếu kéo dài và không phát hiện kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Trên đây là dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị sốc sốt xuất huyết mà Bách Hóa XANH muốn đem đến với bạn. Bạn hãy chia sẻ cho nhiều người để cùng nhận biết và tham khảo nhé. Mong bạn thấy những thông tin này hữu ích.

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống

Từ khóa: Dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ bị sốc sốt xuất huyếtsức khỏe