Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, phòng tránh
Mang thai ngoài tử cung là một trong những hiện tượng cấp cứu sản khoa thường gặp. Tìm hiểu các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung và cách phòng tránh.
Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng thường gặp khi cấp cứu cho các sản phụ. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thai ngoài tử cung nhưng nhiều người thường không chú ý, cũng như không biết đến những dấu hiệu, cách phòng tránh thai ngoài tử cung để bảo vệ sức khỏe sản phụ. Bạn hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về các dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh, điều trị cũng như một vài câu hỏi thường gặp về mang thai ngoài tử cung nhé.
1
Tìm hiểu về mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Theo bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Mang thai ngoài tử cung là tình trạng xảy ra khi trứng thụ tinh ở một vị trí nằm ngoài buồng tử cung của người mẹ, dẫn đến tình trạng gây xuất huyết trong ổ bụng và gây nguy hiểm cho sản phụ nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Theo một chu kỳ thai bình thường thì quá trình thụ tinh sẽ diễn ra bên trong ống dẫn trứng. Sau khi trứng đã thụ tinh thì sẽ di chuyển đến tử cung và phát triển trong niêm mạc tử cung, từ phôi thai thành thai nhi cho đến khi được sinh ra.
Phần lớn các phôi thai ngoài tử cung sẽ không thể nào phát triển hay sống sót một cách bình thường được, và còn gây ra rất nhiều hậu quả khó lường với người mẹ. Theo Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có 3 - 4% nguyên nhân tử vong liên quan đến thai nghén là vì mang thai ngoài tử cung.
Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung
Dưới đây là một số nguyên nhân mang thai ngoài tử cung thường thấy:
- Bị viêm ống dẫn trứng hoặc ống dẫn trứng có thẹo vì phẫu thuật hoặc nhiễm trùng.
- Nội tiết tố của sản phụ trong quá trình thụ thai có những biến đổi bất thường.
- Cơ quan sinh dục khiếm khuyết, dị dạng.
- Do gen di truyền.
- Sản phụ gặp phải các bệnh lý có tác động tiêu cực đến hình dạng cũng như các hoạt động của ống dẫn trứng và một số cơ quan sinh sản.
Ngoài ra còn có một số yếu tố tiềm ẩn có nguy cơ gây nên tình trạng mang thai ngoài tử cung như sản phụ đã lớn tuổi, có tiền sử mang thai ngoài tử cung, bị các bệnh viêm, nhiễm cơ quan sinh sản hay mắc các bệnh tình dục. Bên cạnh đó còn có một vài tác nhân mà ít người để ý như thói quen hút thuốc lá thường xuyên, điều trị bệnh vô sinh, từng phẫu thuật vùng chậu, đã hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai hoặc thắt ống dẫn trứng.
Bên cạnh những dấu hiệu đã kể trên thì còn rất nhiều những nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng mang thai ngoài tử cung mà chúng ta vẫn chưa biết tới. Do đó các bác sĩ khuyên rằng sản phụ nên kiểm tra thai kỳ sớm và thường xuyên để đảm bảo an toàn sức khỏe.
2
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Dấu hiệu ban đầu của mang thai ngoài tử cung cũng giống như mang thai bình thường đó là trễ kinh, căng tức ngực, buồn nôn. Tuy nhiên trong thời gian tiếp theo, vì thai nằm ngoài tử cung nên sẽ không thể phát triển như thai bình thường mà gây ra các tình trạng như:
- Chảy máu âm đạo bất thường: Đây là tình trạng thai phụ bị chảy máu trước ngày hành kinh và máu thường có màu nâu, đen, kéo dài trong nhiều ngày liền.
- Đau nhức vùng chậu: Mang thai ngoài tử cung có thể dẫn đến các cơn đau nhức ở khu vực chậu như đau bụng dưới, đau bụng một bên.
Bên cạnh đó, theo chia sẻ từ các bác sĩ khoa sản, nếu để khối thai ngoài tử cung tiếp tục phát triển trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến tình trạng khối thai vỡ gây xuất huyết trong ổ bụng. Thai phụ có thể bị đau bụng dữ dội, bị sốc, choáng váng hoặc ngất xỉu.
3
Cách phòng tránh mang thai ngoài tử cung
Theo ThS.BS Cao Thị Thúy Hà, mang thai ngoài tử cung hoàn toàn có thể phòng tránh thông qua việc điều chỉnh, thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày của người phụ nữ, cũng như duy trì sức khỏe sinh sản, tình dục khỏe mạnh. Dưới đây là một vài cách phòng tránh mang thai ngoài tử cung:
- Hạn chế số lượng bạn tình, quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, kiểm tra phụ khoa và STDs thường xuyên: Biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây ra các bệnh lý về tình dục, phụ khoa từ đó giảm thiểu các nguy cơ viêm, nhiễm vùng chậu và thai ngoài tử cung. Cũng như trong trường hợp phát hiện các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh lý phụ khoa sẽ giúp có những biện pháp xử lý phù hợp, giảm thiểu nguy hiểm.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một thói quen xấu cần phải loại bỏ, đặc biệt là với người phụ nữ. Việc hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều có nguy cơ gây thai ngoài tử cung vì vậy phụ nữ cần lưu ý kỹ.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp: Theo các chuyên gia khoa sản thì trước hết thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ có tác động không tốt đến sức khỏe của người phụ nữ cũng như sức khỏe sinh sản sau này. Việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên sẽ tăng cao khả năng mang thai ngoài tử cung.
Tham khảo thêm 6
mẹo dân gian trị sa tử cung sau sinh hiệu quả, an toàn. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng cũng như nếu có dấu hiệu bất thường phải đến cơ sở y tế gần nhất.
4
Cách điều trị mang thai ngoài tử cung
Một số cách điều trị thai ngoài tử cung đó là:
- Điều trị bằng thuốc: Cách điều trị này chỉ áp dụng với trường hợp thai còn nhỏ (đường kính không quá 3km). Loại thuốc thường được dùng để điều trị đó là Methotrexate. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào, từ đó khiến khôi thai tự tiêu biến sau 4 - 6 tháng. Quá trình điều trị bằng thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, loét miệng, rụng tóc, suy giảm thị lực,... Bên cạnh đó thì các sản phụ nên tránh mang thai lại trong vòng 3 tháng có thai ngoài tử cung.
- Điều trị bằng phẫu thuật: Với trường hợp thai ngoài tử cung đã phát triển lớn, bác sĩ sẽ tùy tình huống mà đưa ra phương pháp điều trị bằng phẫu thuật nội soi hay mở bụng. Phẫu thuật nội soi sẽ áp dụng với trường hợp khối thai chưa bị vỡ. Còn với trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ và xuất huyết trong ở bụng thì các bác sĩ buộc phải làm phẫu thuật mở bụng.
5
Các câu hỏi thường gặp về mang thai ngoài tử cung
Mấy tuần thì biết mang thai ngoài tử cung?
Thông thường thì khoảng tuần thứ 5 đến thứ 8 của thai kỳ là đã có thể phát hiện nếu có mang thai ngoài tử cung. Do đó nếu cơ thể người phụ nữ xuất hiện những dấu hiệu có thai như trễ kinh, thân nhiệt tăng bất thường, vùng ngực có cảm giác căng cứng,... hay thử thai bằng que xuất hiện 2 vạch thì đều nên đến ngay các bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra vị trí của phôi thai, từ đó sớm phát hiện thai ngoài tử cung để có biện pháp phù hợp.
Mang thai ngoài tử cung có dùng que thử thai được không?
Cơ chế hoạt động của que thử thai là đo nồng độ hormone HCG trong nước tiểu, từ đó phát hiện người phụ nữ có mang thai hay không chứ không có khả năng xác định được vị trí của thai. Vì vậy mà khi mang thai ngoài tử cung thì vẫn dùng que thử thai và lên 2 vạch bình thường. Tuy nhiên sản phụ sau khi kiểm tra bằng que thử thai thì nên đi kiểm tra sớm nhất có thể để xác định được vị trí thai nhi, tránh để lâu gây nguy hiểm.
Phương pháp chẩn đoán mang thai ngoài tử cung là gì?
Trước tiên, thai phụ sẽ cần xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone HCG (βhCG) có trong cơ thể từ đó xác định xem có thật sự mang thai hay không. Sau đó, nếu đã xác định mang thai thì bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp chẩn đoán mang thai ngoài tử cung dưới đây:
- Siêu âm: Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm cho thai phụ để xác định chính xác vị trí của thai nhi. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy được rõ hình ảnh của túi thai đang nằm ở vị trí nào, cũng như giúp phát hiện và dự đoán được một số nguy cơ khác.
- Nội soi ổ bụng: Đây là phương pháp chẩn đoán hiện đại, nhanh chóng và chính xác nhất để phát hiện mang thai ngoài tử cung. Nếu có thai ngoài tử cung thì khi nội soi ổ bụng bác sĩ sẽ phát hiện phía bên trong ống dẫn trứng đang bị căng phồng, tím đen bởi xuất hiện khối thai ngoài tử cung.
Do đó,
mẹ bầu nên nhận biết các dấu hiệu mang thai tuần đầu để kịp thời phát hiện cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé.
Trên đây là một số thông tin về mang thai ngoài tử cung như nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh mà Tip Hay muốn mang đến cho bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.
Nguồn: Tâm Anh Hospital