Dấu hiệu mang thai giả: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Mang thai giả là một hiện tượng hiếm gặp ở phụ nữ, có nhiều triệu chứng giống với mang thai thật. Cùng tìm hiểu dấu hiệu của mang thai giả và cách điều trị.
Để tránh những thất vọng không đáng có khi mắc phải tình trạng mang thai giả thì bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản. Tham khảo bài chia sẻ sau đây của Tip Hay nhé!
1
Tìm hiểu về mang thai giả
Mang thai giả là gì?
Mang thai giả hay còn được gọi bằng Pseudocyesis là thuật ngữ y khoa dùng để mô tả trường hợp phụ nữ có cảm xúc về tâm lý và triệu chứng giống với người mang thai tháng đầu tiên. Điều này khiến họ tin rằng mình đã mang thai nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Theo bảng phân loại thống kê bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), sau khi trải qua quá trình đánh giá thì mang thai giả được xếp vào nhóm các rối loạn tâm thần.
Theo đó, mang thai giả có thể khiến bạn gặp phải các triệu chứng hoàn toàn giống với mang thai thật như: trễ kinh nguyệt, bụng phình to, ngực căng sữa và thậm chí là có sữa non.
Nguyên nhân dẫn đến mang thai giả
Trong một vài trường hợp, vấn đề về tinh thần, thể chất và sức khỏe hoàn toàn không phải là tác nhân dẫn đến hiện tượng mang thai giả.
Đầu tiên, yếu tố tâm lý chính là nguyên do gây nên mang thai giả. Nói một cách dễ hiểu, vì người phụ nữ muốn mang thai và khao khát được làm mẹ quá mức dẫn đến bộ não của cô ấy đã hình thành những thay đổi trong cơ thể, tượng tự với mang thai.
Ngoài ra, hiện tượng kỳ lạ này cũng có thể bắt nguồn từ những chấn thương, chẳng hạn như việc sảy thai bị lặp đi lặp lại hoặc trải qua cú sốc tinh thần quá lớn.
Dấu hiệu mang thai giả
Các triệu chứng cơ bản báo hiệu mang thai giả thường kéo dài và gần giống với tình trạng mang thai thật, do đó chúng thường gây ra sự hiểu lầm đáng kể. Khi phụ nữ mắc phải hiện tượng mang thai giả, họ sẽ có các triệu chứng bao gồm: Ốm nghén, mất kinh nguyệt, tăng cân hoặc ngực căng cứng và tăng kích thước. Nếu không thực hiện các kiểm tra và xét nghiệm thai kỳ thì sẽ dẫn đến các chẩn đoán sai cho bác sĩ nếu chỉ đánh giá dựa trên những biểu hiện trên.
Dưới đây là những triệu chứng lâm sàng mà phụ nữ mắc chứng mang thai giả có thể gặp phải:
- Chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn (chiếm tỷ lệ 50-90%)
- Bụng phình to trông như có thai nhi đang phát triển (chiếm tỷ lệ 60-90%)
- Căng cứng và đau ở vùng ngực, ngoài ra còn ra tiết sữa non do sự thay đổi ở núm vú.
- Thường xuyên cảm nhận được thai nhi trong bụng đang đạp, di chuyển (chiếm tỷ lệ 50-75%)
- Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa như bị ốm nghén
- Tăng cân
- Bên cạnh đó còn có trường hợp xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ giả. Triệu chứng xuất hiện những cơn đau quặn thắt thường xảy ra khi phụ nữ mang thai giả nghĩ rằng họ đã đủ tháng để sinh.
Những triệu chứng này có thể kéo dài trong vòng vài tuần thậm chí là chín tháng hoặc nhiều năm nếu không được được chữa trị sớm.
3
Kiểm tra tình trạng mang thai giả
Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng gặp phải một cách toàn diện để đưa ra kết luận đây có phải mang thai giả hay không. Người phụ nữ sẽ được tiến hành khám vùng chậu, siêu âm bụng cũng như quan sát cổ tử có mở rộng hay mềm không để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Bạn cũng có thể thực hiện siêu âm để quan sát sự hình thành của thai nhi và nhịp tim thai. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, siêu âm là xét nghiệm duy nhất để xác định chính xác 100% liệu bạn có đang mang thai thật hay không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu để phục vụ cho chẩn đoán tình trạng của bản thân. Chỉ trừ trường hợp hi hữu là bạn gặp phải các bệnh ung thư hiếm gặp dẫn đến chúng tạo ra các hormone tương tự như hormone thai kỳ.
Tham khảo thêm:
7 mẹo để nhanh có thai tự nhiên và an toàn
4
Phương pháp điều trị mang thai giả
Mang thai giả được xếp vào nhóm bệnh về tâm thần, cho nên việc điều trị sẽ chủ yếu đánh mạnh vào các biện pháp tâm lý cho bệnh nhân. Đầu tiên bác sĩ cần nhẹ nhàng, ân cần thông báo kết quả cho người bệnh, đồng thời áp dụng các liệu pháp điều trị tâm lý nhằm an ủi tinh thần của họ khi biết “tin dữ”.
Ngoài ra, theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thì hậu phương vững chắc là các thành viên trong gia đình và bạn bè của bệnh nhân sẽ là "liều thuốc" hữu hiệu. Họ nên thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần, giúp bệnh nhân vững tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Nếu hiện tượng mang thai giả của bệnh nhân xảy ra do vấn đề về bệnh lý thì bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể và đưa ra các liệu pháp điều trị từ những nguyên nhân gây ra tình trạng kỳ lạ này.
Do đó,
mẹ bầu nên nhận biết các dấu hiệu mang thai tuần đầu để kịp thời phát hiện cũng như xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp nhé.
Trên đây là dấu hiệu mang thai giả bao gồm nguyên nhân và phương pháp điều trị. Hy vọng những chia sẻ của Tip Hay sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Nguồn: Vinmec