Tip hay

Dầu chuối là gì? Những tác dụng của dầu chuối đối với sức khỏe

Dầu chuối là gì? Những tác dụng của dầu chuối đối với sức khỏe

Dầu chuối là chất tạo mùi thời trong các món chè hay bánh. Bên cạnh đó, bạn có biết dầu chuối còn có tác dụng tốt đối với sức khoẻ và làm đẹp? Khám phá ngay!

Dầu chuối được xem là một nguyên liệu quen thuộc, được thêm vào các món tráng miệng như bánh, chè để tạo mùi thơm. Tuyệt vời hơn nữa, dầu chuối còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khở và làm đẹp nữa đó. Hôm nay Bách hoá XANH sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm dầu chuối và những công dụng tuyệt vời của dầu chuối nhé!

1 Dầu chuối là gì?

Dầu chuối là hợp chất hữu cơ gốc ester, tên hóa học là isoamyl acetate hay isopentyl acetate. Dầu chuối là chất lỏng, không tan trong nước, tan trong phần lớn các dung môi hữu cơ khác, mùi thơm mạnh tựa như chuối chín.

Theo cách tự nhiên, dầu chuối có thể được tạo thành bằng cách chưng cất, tách chiết từ cây chuối hoặc mật ong.

Bên cạnh đó, dầu chuối cũng có thể được điều chế theo hình thức công nghiệp với số lượng lớn thông qua phản ứng xúc tác acid (quá trình ester hóa Fischer) giữa isoamyl alcohol và acid acetic.

Dầu chuối là gì?Dầu chuối là gì?

2 Cách làm dầu chuối tại nhà

Dưới đây là các bước tự làm dầu chuối tại nhà cực đơn giản:

  • Bước 1 Tìm vỏ chuối tươicắt thành từng miếng nhỏ.
  • Bước 2 Đặt vỏ chuối nhỏ vào túi nhựa và buộc lại thật kỹ rồi đập nhẹ cho đến khi vỏ trở nên mềm, nhuyễn.
  • Bước 3 Cho những miếng vỏ chuối đã đập vào lọ thủy tinh và đổ đầy bình bằng dầu hạnh nhân hoặc dầu cọ.
  • Bước 4 Đậy nắp lại và đặt bình ở nơi có ánh sáng mặt trời. Nhớ lắc bình mỗi 2 giờ.
  • Bước 5 Lọc vỏ hỗn hợp qua 1 chiếc rây để thu được dầu.

Tìm thêm vỏ chuối tươi và lặp lại các bước từ 1 - 4 rồi cho thêm vỏ chuối vào bình. Lặp lại quá trình cho đến khi bạn cảm thấy rằng mùi chuối đủ thơm.

Cách làm dầu chuối tại nhàCách làm dầu chuối tại nhà

3 Tác dụng của dầu chuối

Dầu chuối dưỡng ẩm cho da

Thường xuyên thoa dầu chuối lên những vùng da bị ảnh hưởng từ tác động bên ngoài như khô da, nứt da, kích ứng, thiếu mịn màng hoặc nhiễm trùng để làm mịn và bảo vệ da chống lại tác hại của môi trường bao gồm tia UVA/UVB.

Dầu chuối chống lão hóa cho da

Dầu chuối có khả năng kích thích sự hình thành collagen và tăng cường độ đàn hồi cho da, giảm thiểu sự xuất hiện của các nếp nhăn, chân chim… Bên cạnh đó, dầu chuối còn làm tăng lưu lượng máu, giúp kích thích chữa lành sẹo hoặc thâm mụn, khiến da trở nên sáng hồng, trẻ trung.

Dầu chuối dưỡng ẩm cho daDầu chuối dưỡng ẩm cho da

Dầu chuối tăng sức đề kháng cơ thể

Dầu chuối rất giàu vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa khác có tác dụng tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch. Ngoài ra dầu chuối còn bảo vệ da khỏi mầm bệnh và nhiễm trùng trong không khí, chống lại vi khuẩn và virus truyền nhiễm.

Dầu chuối ngăn ngừa gàu

Dầu chuối tự nhiên là một phương thuốc tuyệt vời cho da đầu khô bởi chúng có khả năng khóa ẩm, ngăn ngừa bong tróc hoặc kích ứng. Bạn hãy xoa một chút dầu chuối vào da đầu để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của các tế bào mới và ngăn không cho da chết rơi xuống vai.

Dầu chuối tăng sức đề kháng cơ thểDầu chuối tăng sức đề kháng cơ thể

Dầu chuối ngừa rụng tóc

Khi tóc bạn dễ bị gãy rụng, có thể thử dưỡng bằng dầu làm từ vỏ chuối để loại bỏ tóc chẻ ngọn và làm mềm tóc xơ rối, cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, hạn chế tình trạng tóc gãy ngang.

Dầu chuối kiểm soát dầu trên da, tóc

Làn da dầu làm bạn hay nổi mụn trứng cámụn nhọt. Tương tự như vậy, tóc dầu có thể làm cho bạn cảm thấy thiếu thoải mái ngay cả sau khi đã gội đầu thật kỹ. Tuy nhiên, dầu làm từ vỏ chuối sẽ trị được cả 2 điều khó chịu này bằng cách giảm thiểu mức dầu, trung hòa và lấy đi cặn bẩn sót lại ở lỗ chân lông.

Dầu chuối ngừa rụng tócDầu chuối ngừa rụng tóc

Dầu chuối kết hợp với xoa bóp

Dầu chuối làm dịu và chống viêm nên trở thành một loại dầu massage khá được yêu thích. Tuy mùi hương ban đầu có thể hơi nồng nhưng chúng không hề gây khó chịu và tác dụng làm dịu sẽ nhanh chóng làm cho cơ bắp đang đau nhức trở nên thoải mái.

Dầu chuối trị nứt gót chân

Vì dầu chuối có tác dụng giữ ẩm nên chúng cũng được ứng dụng để điều trị gót chân khô, nứt nẻ. Bạn hãy trộn 4 – 5 giọt dầu chuối cùng 1 loại kem dưỡng ẩm không mùi khác rồi nhẹ nhàng xoa lên vùng gót chân vào mỗi tối.

Dầu chuối trị nứt gót chânDầu chuối trị nứt gót chân

Như vậy, qua bài viết hôm nay bạn đã biết ngoài khả năng tạo mùi cho các món ăn, dầu chuối còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ và làm đẹp. Tự làm một chai dầu chuối và sử dụng ngay nhé!

Từ khóa: Dầu chuối là gì? Những tác dụng của dầu chuối đối với sức khỏeKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh