Đẳng sâm là gì? Công dụng của đẳng sâm với sức khỏe con người
Đẳng sâm được xem là liều thuốc quý, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Cùng Tip Hay tìm hiểu nhiều hơn về đẳng sâm qua bài viết sau nhé!
Đẳng sâm là dược liệu phổ biến nhờ vào những công dụng tuyệt vời mà nó mang đến cùng với giá thành khá bình dân. Cùng Tip Hay khám phá chi tiết về đẳng sâm cũng như lợi ích của đẳng sâm với sức khỏe con người qua bài viết dưới đây nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Đẳng sâm là gì?
Đẳng sâm có tên khoa học là Codonopsis pilosula, thuộc họ Campanulaceae, đôi khi đẳng sâm còn cũng được gọi là đảng sâm hay hồng đẳng sâm.
Đẳng sâm là loài cây thân cỏ, chủ yếu sống ở vùng núi cao hoặc nơi có bóng râm. Lá có hình quả trứng hoặc hình tròn. Hoa màu xanh nhạt, quả hơi bé, chín vào khoảng tháng 9, tháng 10. Củ màu nâu nhạt, có mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, thu hoạch vào khoảng tháng 11 đến tháng 5 hàng năm.
2
Tác dụng của đẳng sâm
Bồi bổ sức khoẻ và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Nhờ thành phần giàu các dưỡng chất, vitamin nhóm B (vitamin B1, vitamin B2,...), đẳng sâm giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể đồng thời hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Ngoài ra, đẳng sâm còn có thể nâng cao sức đề kháng, từ đó hạn chế ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh.
Có lợi cho hệ tuần hoàn
Đẳng sâm giúp bảo vệ cơ thể khỏi những cuộc tấn công từ các cholesterol xấu, nhờ đó giảm thiểu tình trạng máu nhiễm mỡ hay xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, đẳng sâm cũng góp phần bổ sung hồng cầu trong máu và ổn định sự lưu thông của khí huyết.
Kháng viêm
Một tác dụng khác của đẳng sâm là kháng viêm. Thành phần có trong đẳng sâm sẽ giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại như trực khuẩn lao, tụ cầu khuẩn, khuẩn đại tràng,..., từ đó tạo điều kiện quá trình phục hồi của các vết thương.
Có lợi cho hệ tiêu hóa
Đẳng sâm cũng có thể cải thiện các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, viêm dạ dày,... Cụ thể, các dưỡng chất có lợi trong đẳng sâm sẽ giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh và hoạt động tích cực hơn.
Tốt cho hệ tim mạch
Ngoài những lợi ích kể trên, đẳng sâm cũng có tác dụng cải thiện tình trạng hạ huyết áp, giúp đường huyết ổn định hơn đồng thời hạn chế các nguy cơ như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim,...
3
Đối tượng sử dụng đẳng sâm
- Người vừa khỏi bệnh, cần được bồi bổ cơ thể.
- Người gặp vấn đề về tiêu hoá, khó hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Người bị chán ăn, không có cảm giác thèm ăn hay ăn không ngon miệng.
- Người thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc.
- Người thường xuyên gặp phải lo âu, căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
- Người mong muốn bồi bổ cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
4
Những lưu ý khi sử dụng đẳng sâm
Sau đây là những lưu ý khi dùng đẳng sâm:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Nếu có triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên sử dụng đẳng sâm, vì chưa có công bố nào cho thấy đẳng sâm thật sự tốt cho sức khoẻ cả mẹ và bé. Việc tự ý dùng đẳng sâm mà không có sự chỉ định từ bác sĩ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.
- Chọn mua đẳng sâm ở những nơi đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng.
- Dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng đẳng sâm. Liều dùng khuyến cáo là khoảng 9g - 12g sắc uống, và không vượt quá 63g.
- Hạn chế sử dụng đẳng sâm với cây lê lô và các vị thuốc thuộc họ hắc.
- Kiên trì sử dụng với liều lượng vừa phải để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Kết hợp dùng đẳng sâm với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
Bài viết trên cung cấp các thông tin về đẳng sâm và những công dụng của đẳng sâm với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Theo dõi Tip Hay để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về các loại dược liệu bạn nhé!
Nguồn: Medlatec.vn