Tip hay

Đặc điểm, công dụng và cách dùng cây huyền sâm trị bệnh

Đặc điểm, công dụng và cách dùng cây huyền sâm trị bệnh

Huyền sâm là một loại dược liệu quý hiếm, tốt cho sức khỏe, cùng tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách dùng cây huyền sâm trị bệnh qua bài viết sau nhé.

Huyền sâm hay còn gọi hắc sâm, đây là một loại thuốc quý có công dụng trong việc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Khám phá những điều thú vị về loại dược liệu này qua bài viết dưới đây của Tip Hay.

1 Tìm hiểu về cây huyền sâm

Huyền sâm là cây gì?

Cây huyền sâm hay còn có được gọi với nhiều cái tên khác như nguyên sâm, hắc sâm, huyền đài, trục mã, phức thảo, dã chi ma,...thuộc họ mõm chó và tên khoa học là Scrophularia kakudensis France.

Cây huyền sâm hay còn có được gọi với nhiều cái tên khác như nguyên sâm, hắc sâmCây huyền sâm hay còn có được gọi với nhiều cái tên khác như nguyên sâm, hắc sâm

Loài dược liệu này thường được dùng để chữa các bệnh lao hạch, viêm amidan,...và bồi bổ sức khỏe, làm mát cơ thể, trị mụn nhọt. Huyền sâm còn được phân loại thành 3 loại gồm quảng huyền sâm, thổ huyền sâm và dã huyền sâm, trong đó loại thổ huyền sâm được sử dụng phổ biến nhất trong Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Y.

Đặc điểm cây huyền sâm

Huyền sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng được trồng nhiều ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ với độ cao từ 1000 đến 1700 m, nhiệt độ sinh trưởng trung bình 15 – 18 độ C và độ ẩm 80%.

Huyền sâm có chiều cao trung bình khoảng 1,5m đến 2m, thân cây màu xanh, hình vuông có rãnh, rễ cây mọc sâu dưới đất dài khoảng 10cm đến 20cm, ở giai đoạn phát triển mạnh thì rễ sẽ phình ra thành củ, thân hình thon và màu trắng, hơi nhạt, thường cây mọc ra 4 - 5 củ thành từng chùm ở mỗi cây.

Huyền sâm được trồng nhiều ở vùng trung du miền núi Bắc BộHuyền sâm được trồng nhiều ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ

Lá cây màu tím xanh, hình trứng dài, có răng cưa nhỏ và đều ở mép, cuống lá ngắn, mọc đối xứng. Hoa của cây màu trắng, vàng nhạt, hình ống, thường mọc ở ngọn và đầu cành, hay nở vào tháng 6 đến tháng 10, kết quả sẽ có hình trứng, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.

Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Người ta sẽ thu hoạch phần rễ củ của cây thuốc huyền sâm để bào chế thành thuốc. Thông thường, cây huyền sâm sẽ được thu hoạch vào tháng 10 – 11 hằng năm. Khi thu hoạch, người ta sẽ đào nhẹ nhàng bên dưới để lấy phần rễ củ nguyên vẹn, rồi mang rửa sạch, bỏ đi phần rễ con và phân loại theo kích thước.

Bộ phận sử dụng làm dược liệuBộ phận sử dụng làm dược liệu

Cách sơ chế huyền sâm cũng khá nhiều, thông thường người ta sẽ mang phơi hoặc sấy đến khi rễ khô, rồi đem ủ từ 2 - 3 ngày đến khi phần ruột chuyển thành màu đen hoặc nâu đen, sau đó tiếp tục phơi đến khi khô khoảng 9 phần thì cho vào trong xảo, đảo qua lại để cho đất cát và rễ củ rơi ra hết, rồi phân loại sử dụng.

Ngoài cách trên thì còn có cách bào chế huyền sâm Triết Giang, người ta sẽ phơi sâm ra nắng ngay đến khi khô một nửa thì chất đống 2 - 3 ngày, rồi mang ra phơi nắng trong 40 ngày đến khi khô ráo hoàn toàn, nếu gặp trời mưa thì dùng lửa sấy khô.

Lưu ý dù phơi hay sấy đều tránh làm rỗng ruột. Khi sử dụng sâm thì có thể thái lát hoặc tán thành bột tùy công thức. Khi bảo quản, đặt huyền sâm ở nơi khô, tránh mốc mọt và không dùng dụng cụ đồng để bào chế.

2 Công dụng của huyền sâm

Huyền sâm được biết đến nhiều nhất trong y học cổ truyền, nó có có vị mặn, đắng lẫn ngọt, tính mát. Có thể dùng để điều trị các bệnh như táo bón, chảy máu cam, phát ban, mồ hôi trộm, cổ họng sưng đau, lao hạch, phù thũng, bạch hầu, ban sởi,…hoặc bồi bổ cơ thể, giải độc, tả hỏa, lợi yết hầu, chỉ khát, nhuận táo, hoạt trường, trừ phiền.

Huyền sâm được biết đến nhiều nhất trong y học cổ truyềnHuyền sâm được biết đến nhiều nhất trong y học cổ truyền

Đồng thời, huyền sâm cũng được y học hiện đại sử dụng, theo nhiều nghiên cứu cho thấy dược liệu này có chứa nhiều hoạt chất quan trọng, có khả năng chống oxy hóa cao, ngăn ngừa ung thư như flavonoid, sterol, saponin,.... cũng như có tác dụng lớn trong điều trị các bệnh về hệ tim mạch, gan và hệ thần kinh.

3 Một số bài thuốc từ huyền sâm giúp điều trị bệnh

Huyền sâm có khả năng điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe, nhất là khi kết hợp với những vị thuốc khác, dưới đây là 5 bài thuốc từ huyền sâm chữa bệnh, tuy nhiên người dùng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám:

Huyền sâm có khả năng điều trị bệnh, phục hồi sức khỏeHuyền sâm có khả năng điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe

  • Tăng dịch thang dùng trị sốt cao, nóng trong người, táo bón,..,gồm huyền sâm 40g, Sinh địa 32g, mạch môn đông 32g, sắc uống.
  • Thanh dinh thang dùng trị trường hợp sốt cao, không tỉnh táo, nói nhảm, mất ngủ và người khô khát gồm sừng tê giác 12g ( dùng vị thuốc công hiệu tương tự), huyền sâm 12g, kim ngân hoa 12g, hoàng liên 6g, mạch môn đông 12g, sinh địa 20g, trúc diệp 4g, liên kiều 8g, đan sâm 8g đem đi sắc 8 chén còn 3 chén, uống 3 lần trên ngày.
  • Thiên vương bổ tâm đan dùng điều trị mất ngủ, người mệt mỏi, hồi hộp,...gồm nhân sâm, huyền sâm, đan sâm, bạch linh, viễn chí, cát cánh mỗi thứ 20g; Đương quy, mạch môn, thiên môn, bá tử nhân, toan táo nhân mỗi thứ 40g; Sinh địa 160g. Tất cả đem tán nhuyễn, vo thành viên, uống trước ăn với nước ấm.
  • Tri viêm họng, viêm amidan gây sốt, cổ họng sưng đỏ: Chuẩn bị huyền sâm 12 - 20g, sinh địa 12 – 16g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, liên kiều 8 – 12g, ô mai 2 quả, hoàng cầm 8 - 12g, cát cánh 8 – 12g, cam thảo 4g đem đi sắc, sau đó cho 8g bạc hà vào sau.
  • Trị tróc da tay: Hãm 30g huyền sâm, 30g sinh địa với nước nóng, rồi uống như trà mỗi ngày.

4 Lưu ý khi dùng huyền sâm chữa bệnh

Khi uống thuốc thì nên kiêng các thức ăn đắng hay người tiêu hóa kém nên tránh dùngKhi uống thuốc thì nên kiêng các thức ăn đắng hay người tiêu hóa kém nên tránh dùng

  • Do huyền sâm có tính mát, nên khi uống thuốc thì nên kiêng các thức ăn đắng, lạnh như mướp đắng, ốc hến, cũng như không dùng cho người tiêu hóa kém sẽ làm lạnh bụng, gây tiêu chảy.
  • Vị thuốc này không được dùng chung với các loại dược liệu như can khương, đại táo, hoàng kỳ và lê lô.
  • Dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng như nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhịp tim, chán ăn, buồn nôn,...đặc biệt không dùng nếu bệnh nhân có dùng thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế beta, thuốc chống loạn nhịp,…

Bên trên là những điều liên quan về cây huyền sâm, một vị thuốc quý trong đời sống. Mong qua bài viết trên có thể cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích đến các bạn đọc, cũng như biết đến thêm một vị dược liệu đặc biệt trong điều trị bệnh tật, phòng chống ung thư.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Từ khóa: Đặc điểm công dụng và cách dùng cây huyền sâm trị bệnhKinh nghiệm hay tại BachHoaXanhKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh