Tip hay

Cuối năm deadline dồn dập buộc phải thức khuya, nên làm gì để “đỡ” hại?

Cuối năm deadline dồn dập buộc phải thức khuya, nên làm gì để “đỡ” hại?

Chắc hẳn ai cũng biết thức khuya sẽ gây hại ít nhiều cho sức khỏe. Nhưng nếu cuối năm deadline dồn dập buộc phải thức khuya thì nên làm gì để “đỡ” hại? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay nhé.

Việc thức khuya, nhất là khi bị duy trì trong khoảng thời gian dài thì sẽ gây nên nguy hiểm khôn lường như: Suy giảm trí nhớ, tinh thần mỏi mệt, giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng thị lực,... Song, nếu chẳng may cuối năm deadline dồn dập buộc phải thức khuya thì bạn nên làm những việc dưới đây để “đỡ” hại hơn nhé.

Theo bác sĩ Nguyễn Mai Hương – Phụ trách khoa Thần Kinh tại bệnh viện Hữu Nghị, bạn nên làm một số việc dưới đây để đỡ nguy hại nha:

1 Chất lượng giấc ngủ phải được đảm bảo

Dù bạn phải thức khuya làm việc, học bài hay bất kể lý do gì chăng nữa thì cũng phải đảm bảo ngủ được ít nhất 4 – 5 tiếng/ngày (phải là giấc ngủ sâu, liền mạch chứ không được đứt đoạn, mơ màng). Bởi nếu ngủ ít hơn 4 tiếng sẽ khiến tình trạng căng thẳng, mất ngủ, suy nhược thần kinh,... tăng cao.

Chất lượng giấc ngủ phải được đảm bảoChất lượng giấc ngủ phải được đảm bảo

Bác sĩ Hương khuyên rằng, nếu bạn thức khuya đến 2 giờ sáng thì có thể ngủ đến 7h – 7h30 sáng hôm sau và nhớ thêm giấc ngủ trưa tầm 30 phút nữa nhé. Bởi chúng sẽ giúp bạn hồi phục tinh thần nhanh chóng, tăng hiệu quả lao động và duy trì tỉnh táo cả buổi chiều.

2 Uống đủ nước

Uống đủ nước nếu phải thức khuya nhiều

Bác sĩ Hương cho biết, mỗi khi thức khuya, cơ thể sẽ bị mất nước nhanh chóng và dễ gây suy sụp tinh thần, mỏi mệt, mất tỉnh táo. Nước không những giúp giữ cân bằng điện giải cho cơ thể mà còn hỗ trợ các cơ quan khác thực hiện chức năng của mình. Vì thế, bạn tuyệt đối không thể để cơ thể thiếu nước, nhất là ban đêm thức khuya.

Hãy đặt vài chai nước cạnh bàn làm việc và nhớ uống thường xuyên nhé (số lượng nước uống tùy vào mỗi người, tốt nhất là 2 - 2,5 lít nước/ngày).

3 Bổ sung thực phẩm lành mạnh

Hẳn ai thức khuya cũng dễ bị đói bụng và sẽ tìm cách “lấp đầy bao tử” bằng các món thức ăn nhanh, đồ hộp,... lung tung. Song, đây là thói quen cực kỳ có hại bởi chúng rất giàu chất béo, ít dinh dưỡng và sẽ khiến bạn dễ dàng “đối mặt” với các bệnh lý như: Béo phì, tiểu đường, thậm chí ung thư,...

Thức khuya nhiều cần bổ sung thực phẩm lành mạnh

Nếu phải thức khuya, bạn nên ăn bữa tối trước 20h và từ nửa đêm trở đi, khi thấy đói thì nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơprotein như: Trái cây, hạt hạnh nhân, sữa chua,...

4 Giải tỏa áp lực cơ thể

Thức khuya chắc chắn sẽ làm bạn mệt mỏi, đau nhức người, uể oải,... Do đó, bạn nên hít thở sâu để giúp cơ thể lấy lại sự tỉnh táo bởi chúng sẽ không khí đi vào và kích thích phần vỏ não trước trán tạo nên dopamineserotonin – hormone ngừa căng thẳng tự nhiên của cơ thể.

Giải tỏa áp lực cơ thể nếu phải thức khuya nhiều

Đồng thời, khi làm việc tầm 1 tiếng, bạn nên đứng dậy và thực hiện vài động tác nhẹ nhàng như: Đi lại trong phòng vài phút, đi lấy cốc nước, vươn vai,... Điều này sẽ góp phần làm máu và bạch cầu lưu thông tốt hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn cho mắt và cột sống,...

Song song đó, theo bác sĩ Hương, sau khi thức khuya thì sáng hôm sau bạn nên làm một số việc để lấy lại năng lượng và sức khỏe như:

- “Cấp nước” ngay cho cơ thể khi bụng còn đang rỗng bởi chúng sẽ làm tỷ lệ trao đổi chất tăng ít nhất 24%, giúp tinh thần đỡ trì trệ hơn và da cũng đỡ khô ráp.

Uống đủ nước, ăn rau xanh, sữa chua và cá để bồi bổ sau khi thức khuya

- Hãy ăn sáng và bổ sung nguồn thực phẩm giàu vitamin B, chất xơ như: Rau lá xanh đậm, trà xanh, sữa chua, (nhất là cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi),... vào khẩu phần ăn trong ngày. Bởi chúng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho não bộ,...

Theo tạp chí Sống khỏe (một trong những tạp chí về sức khỏe hàng đầu Việt Nam), bạn cũng nên:

- Phơi nắng vào sáng sớm hôm sau bởi sau một đêm, nhịp sinh học của cơ thể bị đảo lộn nên cần được tiếp nhận ánh sáng để biết được đây là ban ngày và điều chỉnh cơ thể lại tốt hơn. Đồng thời, điều này sẽ góp phần giúp bạn ngủ ngon hơn vào buổi đêm đó.

Phơi nắng vào sáng sớm hôm sau khi thức khuya

- Hãy ngồi thẳng lưng để lấy lại tinh thần sau một đêm thức khuya bởi nếu càng ngồi gục xuống hay nằm xuống bàn sẽ khiến cơ thể trì trệ, mệt mỏi, buồn ngủ mà không ngủ được,...

- Bạn nên vận động nhẹ bằng cách đi bộ vài phút nhằm giúp máu lưu thông, tăng khả năng tập trung, giảm mỏi mệt trước khi bắt đầu ngày mới. Ngoài ra, bạn có thể đi dạo, tập yoga trong giờ nghỉ trưa nhé.

- Bạn không nên dành cả ngày để ngủ bù bởi sẽ khó có được nhịp sinh hoạt thường ngày trở lại và dễ mệt hơn vào những ngày tiếp theo. Thay vào đó, hãy dành một ít thời gian để ngủ trưa, dù là giấc ngủ ngắn tầm 15 phút cũng có thể giúp bạn nâng cao năng suất làm việc lên nhiều lần.

- Ngoài ra, bạn cũng không nên uống quá nhiều cà phê (chỉ nên 1 – 2 tách/ngày), lái xe hay ăn nhiều đồ ngọt,... bởi dễ tác động xấu đến sức khỏe.

Nguồn: Báo Lao Động

Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết được nên làm gì để “đỡ” hại khi thức khuya rồi nhé. Song, các gợi ý trên chỉ giúp hạn chế phần nào tác hại của thức khuya thôi. Quan trọng nhất là bạn nên cố gắng sắp xếp công việc để ngủ sớm nha.

Từ khóa: Cuối năm deadline dồn dập buộc phải thức khuya nên làm gì để “đỡ” hại?làm gì bồi bổ khi thức khuyathức khuya nhiều nên ăn gìthức khuya nhiều cần ăn gìthức khuya nhiều cần ăn gì để nạp năng lượngbồi bổ gì cho cơ thể nếu thức khuya nhiềuthức khuya nhiều nên làm gì để nạp năng lượngnhững điều nên làm nếu bạn thức khuya nhiều