Cùng bác sĩ điểm qua các tác hại khi đeo nịt bụng sau sinh sai cách
Đeo nịt bụng là 1 vật dụng giúp phụ nữ sau sinh lấy lại vóc dáng cân đối, thon thả. Tuy nhiên, việc dùng sai cách sẽ mang đến các tác hại không tốt cho cơ thể.
Nhiều phụ nữ sau sinh thường dùng đeo nịt bụng để giúp cơ thể trở nên cân đối, thon thả như lúc trước khi sinh. Tuy nhiên, hôm nay, Tip Hay sẽ điểm qua cho bạn các tác hại khi đeo nịt bụng sau sinh sai cách nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1
Tác hại khi đeo nịt bụng sau sinh sai cách
Tác động xấu đến các cơ quan
Phần thân là nơi bảo vệ các cơ quan quan trọng như phổi, gan, dạ dày,... Vì thế, khi sử dụng dây nịt bụng, những cơ quan này sẽ bị đẩy sang các vị trí không tự nhiên, lâu dài có thể dẫn đến tình trạng gãy xương sườn, cơ quan bị tổn thương và không được bổ sung đủ lượng máu, từ đó gây ra một số triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, ngất xỉu,...
Cản trở hệ tiêu hóa hoạt động
Cách bố trí của các bộ phận như ruột, thực quản, dạ dày vốn rất phức tạp. Do đó, sức ép lớn từ việc đeo đai nịt bụng có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa, từ đó gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tắc nghẽn đường tiêu hóa, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản,...
Không hiệu quả trong việc làm giảm mỡ bụng
Theo huấn luyện viên - chuyên gia huấn luyện sức khỏe Trần Lan Anh, đai nịt bụng chỉ có khả năng làm giãn mạch, kích thích đổ mồ hôi và tăng tuần hoàn. Ngoài ra, trưởng khoa Đẻ A2 Lưu Quốc Khải tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng đã cho biết, việc đeo nịt bụng sẽ tạo cảm giác bụng nhỏ hơn chứ không hề giúp giảm cân hay làm tiêu mỡ bụng.
2
Sau sinh mổ cần bao nhiêu thời gian mới đeo nịt bụng được?
Theo bác sĩ Lưu Quốc Khải, phụ nữ sinh tự nhiên cần hơn 1 tháng để tử cung được hồi phục và phụ nữ sinh mổ cần hơn 1 tháng rưỡi để vết mổ lành lại. Do đó, việc đeo đai nịt bụng ngay sau khi sinh tác động trực tiếp lên vết mổ, từ đó có thể gây bí hơi và nhiễm trùng vết thương.
Vì thế, để tránh tác động xấu đến các cơ quan bên trong ổ bụng, mẹ sinh thường nên đợi 15 - 20 ngày, mẹ sinh mổ nên đợi 1 - 2 tháng hoặc sau khi vết mổ lành lặn hẳn thì mới có thể đeo đai nịt bụng
3
Cách đeo nịt bụng sau sinh đúng cách
Theo Waist Gang Society - 1 nhà chuyên cung cấp các dụng cụ tập eo, việc đeo nịt bụng, ăn uống, tập luyện đúng cách sẽ giúp giảm triệt để số đo vòng eo. Từ đó, mẹ nên tuân theo các hướng dẫn đeo nịt bụng sau đây:
- Chọn chất liệu thoáng mát: Ngoài việc tránh các chất liệu dễ gây kích ứng da như nylon, mẹ nên chọn những đai nịt bụng được làm từ cotton, latex,... với độ co giãn cùng thấm hút mồ hôi tốt, từ đó giúp không gây bí bách trong lúc sử dụng.
- Chọn độ chặt hợp lý: Mẹ không nên chọn các loại đai nịt bụng quá bó sát, từ đó tránh gây áp lực, tổn thương lớn cho cơ quan nội tạng bên trong.
- Thời gian đeo vừa đủ: Bên cạnh việc không nên đeo đai nịt bụng trong lúc ngủ, mẹ cần lưu ý chỉ dùng đai khoảng 1 tiếng/ngày nếu mới dùng rồi sau đó có thể tăng dần thời gian lên. Tuy nhiên, mẹ cần ngừng đeo khi thấy khó chịu cũng như không đeo hơn 6 tiếng/ngày để đảm bảo việc vệ sinh vùng lưng, bụng.
- Vệ sinh đai nịt bụng thường xuyên: Sau mỗi lần dùng, mẹ cần giặt sạch đai nịt bụng, sau đó phơi cho đai khô ráo rồi mới tiếp tục sử dụng.
- Kết hợp ăn uống và tập luyện: Để tăng hiệu quả của việc giảm cân, tiêu mỡ, mẹ nên kết hợp đeo nịt bụng với chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, từ đó giúp rút ngắn thời gian hồi phục vóc dáng cân đối, thon thả của phụ nữ trước khi sinh.
Trên đây là các tác hại khi đeo nịt bụng sau sinh sai cách. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, phụ nữ sau sinh sẽ lấy lại được vóc dáng thon thả, cân đối nhờ vật dụng này mà không làm ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể nhé!