Tip hay

Crom là gì? Vai trò của Crom đối với sức khỏe như thế nào?

Crom là gì? Vai trò của Crom đối với sức khỏe như thế nào?

Crom (Choromium) là nguyên tố vi lượng thiết yếu đối với cơ thể người. Crom giúp ổn định lượng đường trong máu, tác động tích cực đến thị giác, góp phần vào sự phát triển của thai nhi. Chất này có nhiều trong men, thịt, khoai tây, phô mai, mật đường, gia vị, các loại ngũ cốc nguyên hạt và trái cây rau củ,...

Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về vai trò của crom đối với sức khỏe cũng như tác hại của việc cơ thể thừa hoặc thiếu nguyên tố vi lượng này trong bài viết sau đây.

1 Vai trò của crom với con người

Đối với người lớn

Crom hỗ trợ vận chuyển đường huyết (glucose) từ mạch máu đến các tế bào, điều khiển lượng đường trong máu và có thể kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.

Crom tác động tích cực đến thị giác, nếu một người có hàm lượng crom thấp thì nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp càng cao.

Crom làm giảm thiểu quá trình mất canxi, vì thế nó giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương đối với những phụ nữ tiền mãn kinh.

Đối với người lớnCrom hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng loãng xương

Đối với phụ nữ mang thai

Mẹ bầu thường mắc chứng tiểu đường thai kỳ, để giữ cho mức đường trong cơ thể ở mức bình thường, crom sẽ làm việc với hóc môn insulin để duy trì lượng đường đó.

Crom cũng thúc đẩy việc tạo thành các protein trong các mô tế bào đang lớn dần của em bé trong bụng, góp phần vào sự phát triển của thai nhi.

Đối với phụ nữ mang thaiCrom góp phần vào sự phát triển của thai nhi

2 Nguồn thực phẩm chứa nhiều Crom

  • Theo báo Medical Newa Today, một số nguồn cung cấp crom tốt nhất là bông cải xanh, gan và men bia.
  • Crom tồn tại trong men, thịt, khoai tây, phô mai, mật đường, gia vị, các loại ngũ cốc nguyên hạt và trái cây rau củ quả tươi sống.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều cromLựa chọn đúng loại thực phẩm giàu Crom

3 Tác hại của crom đối với sức khỏe?

Dư thừa crom

Thiếu crom sẽ gây ra những triệu chứng như lo lắng, buồn bực, mắc một số bệnh về vành tim, bệnh tiểu đường, bệnh đường huyết thấp hay làm rối loạn chức năng gây béo phì.

Thiếu hụt crom

Thừa crom gây ra một số bệnh liên quan đến dạ dày, hạ đường huyết, nặng hơn là gây tổn thương gan, thận, thần kinh và gây ra nhịp tim bất thường.

Tác hại của crom đối với sức khỏe?Dư thừa hay thiếu hụt Crom đều gây hại cho sức khỏe

4 Một số lưu ý khi sử dụng

  • Phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 30 mcg crom/ngàysau sinh45 mcg/ngày.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi cần khoảng 29 mcg/ngàytrên 18 tuổi sẽ cần bổ sung 44mcg/ngày.
  • Khi tuổi tác càng tăng lên, chúng ta lại càng có nhu cầu crom cao hơn.
  • Vitamin C rất cần thiết trong việc thúc đẩy quá trình hấp thụ crom vào cơ thể. Vì thế, bạn nên uống vitamin C cùng lúc với quá trình bổ sung crom.

 Nên uống vitamin C cùng lúc với quá trình bổ sung Crom Nên uống vitamin C cùng lúc với quá trình bổ sung Crom

Crom đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và bảo vệ cơ thể. Tip Hay hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được vai trò của crom, những thực phẩm chứa nhiều crom và nên bổ sung nó như thế nào.

Nguồn: Trang thông tin và tin tức y tế Medical Newa Today

Đón xem các bài viết hay khác:

Từ khóa: Crom là gì? Vai trò của Crom đối với sức khỏe như thế nào?cromchromiumcrom là gì