Core yoga là gì? Lợi ích và các tư thế Core yoga cho người mới bắt đầu
Nếu là người yêu thích yoga chắc bạn không còn lạ gì với trường phái Core yoga. Hãy cùng tìm hiểu xem Core yoga là gì và lợi ích của nó mang lại cho người tập nhé!
Trong yoga có rất nhiều hình thái khác nhau như Hatha Yoga, Ashtanga Yoga, Power Yoga,... nhưng bạn đã biết đến Core yoga - trường phái hiện đang được yêu thích nhất hiện nay chưa. Hôm nay hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về trường phái Core Yoga đặc biệt này nhé!
1
Core Yoga là gì?
Core yoga hay còn được gọi là Power Vinyasa, được đặt tên bởi một huấn luyện viên Ashtanga yoga có tên Beryl Bender Birch. Đây là một bài tập chuyên sâu tập trung vào phần lưng, bụng hông và vai, thường được các thiền sinh chọn để tập luyện.
Ngoài ra, Core yoga cũng được lý giải là một loại bài tập để cảm nhận cơ thể từ sâu bên trong, từ đó truyền cảm hứng cho việc tha đổi hình dáng của cơ thể. Trường phái này rất tốt để bạn tăng độ dẻo dai, sức mạnh và sự linh hoạt cho cơ thể.
2
Lợi ích của Core Yoga
Giảm cân
Tập Core yoga giúp cơ thể giảm cân hiệu quả, nếu tập kiên trì bạn sẽ sở hữu vóc dáng thon gọn, vòng eo săn chắc hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu thì nếu phụ nữ tập 150 phút trong 1 tuần và duy trì trong 6 tuần bạn sẽ giảm được khoảng 1.5kg đấy.
Hỗ trợ tinh thần
Các động tác của Core yoga đều tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, giúp điều chỉnh nhịp thở của bạn đều đặn và lưu thông tốt hơn. Nhờ đó mà tinh thần được thoải mái, da dẻ hồng hào. Nếu bạn đang căng thẳng, hoặc gặp stress vì cuộc sống và công việc thì đây là trường phái yoga phù hợp nhất với bạn đấy.
Giúp xương chắc khỏe
Như đã nói ở trên thì Core yoga tác động tập trung sâu vào phần lưng, bụng hông và vai, nên nó rất hiệu quả trong việc tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của cơ bắp, xương khớp. Những người mắc bệnh về lưng và xương khớp thường chọn trường phái này vì nó giúp tăng dày hơn mật độ xương khớp
3
Các động tác Core yoga cho người mới bắt đầu
Những người mới bắt đầu, nên tập các động tác Core yoga đơn giản thông qua các chuyển động mặt phẳng sau:
- Chuyển động ưỡn thân mình về sau (Trunk Extension)
- Xoay người (Trunk Rotation)
- Nghiêng người sang hai bên (Trunk Lateral Flexion)
- Chuyển động gập người (Trunk Flexion)
Sau vài lần tập yoga thì thảm chắc chắn sẽ bị bám bụi và mùi mồ hôi thậm chí có những vết bẩn, hãy cùng tham khảo 3
cách làm sạch thảm yoga đơn giản và hiệu quả nhé!
Trên đây là các thông tin cơ bản về trường phái Core yoga, mong rằng bạn sẽ phần nào hiểu hơn về định nghĩa, cũng như những lợi ích mà yoga mang lại nhé!
Nguồn: Yogapedia