Tip hay

Công dụng và cách dùng của từng loại đường mà bạn có thể chưa biết

Công dụng và cách dùng của từng loại đường mà bạn có thể chưa biết

Đường là một trong các loại gia vị phổ biến và không thể thiếu trong không gian bếp của mỗi gia đình, cùng tìm hiểu về đặc điểm và cách sử dụng các loại đường phổ biến nhé.

Đường vừa là gia vị để nêm nếm các món ăn, vừa là nguyên liệu để pha các loại thức uống, đường có nhiều loại khác nhau với hương vị và đặc điểm, công dụng và cách dùng cũng khác nhau, tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn về các loại đường.

1 Đường cát trắng

Đường trắng được dùng làm gia vị trong món ăn và thức uống

Đường cát trắng hay còn gọi là đường trắng là đường tinh luyện lại qua quá trình tẩy màu nên dinh dưỡng của nó còn rất ít, nó chủ yếu chỉ có tác dụng làm gia vị. Đường trắng được chia thành nhiều dòng sản phẩm như đường bột, đường viên, đường cát.

Công dụng: Sử dụng làm gia vị trong các món ăn, nguyên liệu pha nước uống. Đường bột được dùng trong làm bánh.

Cách dùng: Thêm vào ướp thực phẩm sau khi đã ướp các gia vị mặn như nước mắmmuối... Sử dụng trong các loại thức uống trước khi thêm đá lạnh. Không dùng cho người có bệnh về đường huyết.

Xem thêm:

>> Nên chọn đường cát trắng hay đường phèn?

>> Những lợi ích cực hay từ đường trắng

2 Đường nâu

Đường nâu là loại đường tương tự như đường cát trắng, nhưng có màu nâu đậm hoặc nhạt khác nhau do trong quá trình chiết xuất có bổ sung thành phần mật mía và phụ phẩm dư thừa trong quá trình sản xuất gọi là rỉ đường. Là nguyên liệu cho các món ăn và làm bánh là chính.

Công dụng

Đường nâu chứa nhiều mật mía với thành phần là axit glycolic có tác dụng tẩy tế bào chết, chống lão hoá, trị mụn,… được nhiều bạn nữ sử dụng trong làm đẹp.

Đường nâu chứa không nhiều calo nên không gây béo phì, các bạn giảm cân có thể sử dụng được.

Trong làm bánh muốn bánh có độ ẩm, vị ngọt đậm và màu vàng óng đẹp mắt thì nên dùng đường nâu thay cho đường cát trắng.

Cách dùng

Đường nâu có thể kết hợp với các nguyên liệu thiên nhiên để làm mặt nạ, tẩy tế bào chết,…

Để bánh có màu sắc đẹp và ngọt đậm đà nên sử dụng đường nâu.

Đường nâu cũng có thể dùng để nêm nếm các món ăn thường ngày.

Xem thêm:

>> Tác dụng của đường nâu trong làm đẹp

>> Đường nâu là gì?

3 Đường vàng

Đường vàng cũng giống như đường nâu tuy nhiên thành phần mật mía nhiều hơn và  không sử dụng rỉ đường, chứa nhiều dưỡng chất hơn so với đường nâu.

Về công dụng và cách dùng tương tự như đường nâu.

Xem thêm:  Nên chọn đường vàng hay đường trắng cho nấu ăn?

4 Đường mía thô

Đường mía thô cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể.

Đường mía thô hoàn toàn làm từ tự nhiên và không trải qua bất cứ quá trình tinh luyện nào như đường trắng. Sau khi đun sôi không xử lý bằng bất cứ loại than hay tinh chế loại bỏ thành phần nào. Đối với đường thô, hỗn hợp nước mía được đun sôi và đun sôi liên tục cho đến khi nó được cô đặc và đổ vào khuôn.

Công dụng:

Đường mía thô có cấu trúc dài, tiêu hóa chậm cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể.

Cách dùng:

Đường mía thô có dạng thỏi hoặc sệt, dễ dàng bảo quản, tiết kiệm chi phí. Đồng thời chúng có vị ngọt thanh thích hợp cho các món tráng miệng vị ngọt như chè, thạch... Chia đường thành nhiều phần nhỏ trước khi dùng.

Đường mía còn được đun chảy làm nước màu dùng để ướp thịt, cá kho có màu đẹp hơn.

Xêm thêm: Thực hư nước mía có khả năng giảm cân?

5 Đường phèn

Đường phèn dùng làm gia vị hoặc nguyên liệu trong bài thuốc đông y

Đường phèn được nấu từ đường trắng tinh luyện và được loại bỏ các tạp chất. Do đó đường phèn có dạng viên, trong suốt.

Công dụng

Vị ngọt hậu, thanh mát đường phèn được sử dụng như một gia vị khi nấu ăn, đặc biệt là các món chưng hấp, hầm hoặc nấu chè. Ngoài ra chúng còn được dùng như một nguyên liệu trong bài thuốc đông y.

Cách dùng

Thêm vào từ đầu cùng các nguyên liệu khi nấu ăn mà không cần qua công đoạn ướp gia vị.

Kết hợp với gừng, táo tàu trong phần trà gừng, giúp giải cảm.

Chưng cùng với tắc trị ho. Bạn có thể làm vải ngâm đường phèn để giải khát.

Xem thêm:

>> Nên chọn đường cát trắng hay đường phèn?

>> Dùng đường phèn trị mụn, bạn đã biết?

>Những lợi ích không ngờ của đường phèn đối với sức khỏe

6 Đường Stevia

Đường Stevia thích hợp cho người ăn kiêng và có bệnh đường huyết

Chiết xuất từ cây Stevia tự nhiên, không làm tăng lượng đường trong máu và mang nhiều lợi ích khi sử dụng.

Công dụng: Đường Stevia không ảnh hưởng đến nồng độ Glucose máu, cho nên chúng có thể dùng tạo vị ngọt cho món ăn, thức uống của người ăn kiêng, người bị đái tháo đường.

Cách dùng: Do có khả năng chịu nhiệt thấp bạn chỉ nên sử dụng chúng khi đã tắt bếp, hoặc thêm vào thức uống lạnh hoặc ấm.

7 Đường dừa

Đường dừa cung cấp Vitamin và khoáng chất, hàm lượng Calo thấp thích hợp cho bạn theo chế độ giảm cân

Thành phần được làm từ cơm dừa nấu chín, rút hết nước. Nó có mùi vị và màu sắc giống đường nâu.

Công dụng

Đường dừa cung cấp Vitamin C và khoáng chất Kali, Photpho, Magie, Calci, Kẽm, Sắt và Đồng. Hàm lượng Calo thấp, không gây tích tụ mỡ thích hợp cho những bạn theo chế độ giảm cân.

Nhược điểm của đường dừa: đường dừa vẫn là một chất làm ngọt và gây ra quá trình lão hóa cho da "Glycation"4.

Cách dùng

Đường dừa có thể được sử dụng thay thế các loại đường trắng thông thường, tuy nhiên vị ngọt của chúng khá đậm nên bạn cần giảm lượng đường khi dùng.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thể hiểu thêm về cách dùng cũng như công dụng của từng loại đường phổ biến trong ẩm thực Việt.

Có thể bạn quan tâm:

>> Cách phân biệt đường tự nhiên và đường hoá học

>> Khi nào đường hết hạn?

>> Cách làm đẹp da với đường

Tip Hay

Từ khóa: Công dụng và cách dùng của từng loại đường mà bạn có thể chưa biếtcông dụng và cách dùng của từng loại đường mà bạn có thể chưa biếtcông dụng của từng loại đườngcách dùng của từng loại đườngcông dụng và cách dùng của đườngđườngcông dụng và cách dùng của từng loại đường mà bạn có thể chưa biếtcông dụng của từng loại đườngcách dùng của từng loại đườngcông dụng và cách dùng của đườngđường