Có nên tập cho trẻ dùng đũa sớm?
Dùng đũa trong bữa ăn hằng ngày là văn hóa lâu đời của người Việt. Dùng đũa giúp bàn tay linh hoạt, khéo léo, tập thói quen ăn uống nhã nhặn. Vậy có nên tập cho trẻ dùng đũa sớm?
Lợi ích của việc tập cho trẻ dùng đũa
- Khi trẻ còn nhỏ, việc dùng đũa sẽ giúp bàn tay trẻ thêm khéo léo, linh hoạt vì phải điều khiển hai chiếc đũa để có thể gắp được thức ăn và tránh vương vãi thức ăn ra bàn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc dùng đũa giúp tăng trí nhớ và giúp trẻ thông minh hơn.
- Ngoài ra, dùng đũa trong bữa ăn hằng ngày còn giúp trẻ tập thói quen ăn uống nhã nhặn, lịch sự và từ tốn, tập cho trẻ tính nhẫn nại và điềm tĩnh, cũng là một kỹ năng sống cần thiết để trẻ có thể tự lập và hòa nhập tốt hơn.
Có nên tập cho trẻ dùng đũa sớm
- Như đã nói ở phần trên, việc dùng đũa có rất nhiều lợi ích, do đó, bố mẹ nên tập cho trẻ dùng đũa sớm. Độ tuổi thích hợp để tập cho trẻ dùng đũa là 4 – 6 tuổi vì khi đó, trẻ đã có thể điều khiển thành thạo khớp và cơ tay của mình, đã có thể cầm nắm linh hoạt và chính xác.
- Ở độ tuổi 4 – 6 tuổi, trẻ cũng bắt đầu nhận thức tốt về thế giới xung quanh, trí não cũng phát triển vượt bậc so với những năm đầu đời. Do đó, tập cho trẻ dùng đũa trong độ tuổi này sẽ giúp trẻ tiếp thu và rèn luyện việc cầm đũa nhanh và tốt hơn.
Những lưu ý khi tập cho trẻ dùng đũa
- Không nên tập cho trẻ dùng đũa khi trẻ còn quá nhỏ. Dưới 3 tuổi là độ tuổi không nên cho trẻ dùng đũa vì ở độ tuổi này, trẻ còn khá hiếu động, không kiểm soát được hoạt động cơ thể của mình, việc dùng đũa có thể gây ra những tổn thương không mong muốn cho trẻ.
- Luôn quan sát và để ý đến trẻ khi trẻ tập dùng đũa. Ngay cả khi trẻ đã có thể dùng đũa thành thạo, bố mẹ cũng không nên nới lỏng cảnh giác. Nên dạy con điềm tĩnh và cẩn thận khi dùng đũa, không cầm đũa chạy nhảy, đũa giỡn.
- Bố mẹ không nên nóng lòng trong việc dạy con cầm đũa mà phải kiên nhẫn và từ tốn. Việc dùng đũa phải trải qua quá trình rèn luyện và tập tành bài bản, từ những động tác cầm, nắm, gắp, điều khiến hai chiếc đũa để gắp được lượng thức ăn vừa ý. Bên cạnh đó, mỗi loại thức ăn khác nhau cũng đòi hỏi việc điều khiển đũa theo cách riêng. Do đó, nếu bố mẹ quá nóng lòng, trẻ sẽ “sợ” việc cầm đũa và chán nản mỗi khi đến bữa ăn.
- Bố mẹ nên tâm lý khi dạy con cầm đũa, không la mắng, trách móc khi trẻ không gắp được thức ăn hoặc làm rơi thức ăn ra bàn. Chính những cách xử lý không tinh tế và tâm lý của bố mẹ sẽ khiến trẻ sợ hãi và không còn hứng thú học cầm đũa cũng như ăn cơm.
- Khi tập cho trẻ cầm đũa, bố mẹ nên chú ý kỹ cách cầm đũa của trẻ để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa khi trẻ cầm đũa sai cách, nếu không sẽ tạo thành thói quen không tốt khi trẻ lớn lên.
Tóm lại, việc tập cho trẻ dùng đũa sớm là việc bố mẹ nên làm nhưng vẫn phải thận trọng và kiên nhẫn trong quá trình rèn luyện của trẻ.
Nguồn tham khảo: vietnamnet.vn