Có nên nhổ răng sữa cho bé tại nhà? Những lưu ý khi nhổ răng tại nhà
Nhổ răng sữa cho trẻ không đúng cách sẽ gây nên hệ lụy xấu. Cùng tìm hiểu nhổ răng sữa cho bé tại nhà và những lưu ý khi nhổ răng tại nhà nhé!
Nhổ răng sữa đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp cho trẻ có một hàm răng đẹp và thẩm mỹ. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu về cách nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1
Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé?
Răng sữa hay còn gọi là răng tạm thời, mọc trong thời gian trẻ còn bú mẹ (thường dưới 30 tháng). Răng này chỉ tồn tại được vài năm và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Theo một quy luật tự nhiên thì răng sữa sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Thông thường răng sữa sẽ tự rụng theo thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì răng sữa sẽ không tự động rụng, điều này sẽ khiến cho những chiếc răng vĩnh viễn bị mọc lệch.
Bạn cần lưu ý các mốc thời gian thay răng sữa theo thứ tự sau:
- Từ 5 - 7 tuổi: Thay răng cửa giữa.
- Từ 7 - 8 tuổi: Thay răng cửa bên.
- Từ 9 - 10 tuổi: Thay răng sữa hàm thứ nhất.
- Từ 10 - 11 tuổi: Thay răng nanh sữa.
- Từ 11 - 12 tuổi: Thay răng hàm sữa thứ hai.
2
Vai trò của việc nhổ răng sữa
Việc định hướng vị trí răng mọc vĩnh viễn sẽ được quyết định bởi thời gian thay răng sữa cho trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải chú ý đến thời gian nhổ răng sữa cho trẻ hợp lý để không phát sinh những vấn đề sau:
- Răng vĩnh viễn bị mọc lệch: Điều này sẽ khiến cho quá trình ăn uống của trẻ trở nên khó khăn và có thể dẫn đến đau dạ dày.
- Răng mọc không đúng vị trí: Nếu bạn nhổ răng sữa cho trẻ quá sớm sẽ dẫn đến răng trẻ bị khấp khểnh, sai khớp cắn nặng, gây mất thẩm mỹ và làm mất các chức năng vốn có của răng.
3
Có nên tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà không?
Thông thường, răng sữa của trẻ sẽ tự rụng, tuy nhiên trong một số trường hợp lại cần đến sự can thiệp từ bên ngoài. Điều này sẽ giúp cho răng vĩnh viễn không bị mọc lệch và đảm bảo về mặt thẩm mỹ cho răng của bé.
Các bậc phụ huynh có thể tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn nhổ răng không đúng thao tác sẽ gây nguy hại cho trẻ. Một số biến chứng thường gặp khi nhổ răng sữa sai như viêm nha chu, áp xe lan rộng vùng hàm, vô tình nuốt phải răng,...
Bạn cần lưu ý,. đối với trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh về tim mạch hay đái tháo đường type 1,... thì không được nhổ răng sữa tại nhà. Bởi nếu bạn thao tác nhổ răng không đúng có thể dẫn đến nhiễm trùng, nguy hiểm hơn còn dẫn đến nhiễm trùng máu.
Nhìn chung, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ thì cha mẹ nên đưa con đến các phòng khám nha khoa để các bác sĩ đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
4
Lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại nhà
Những lưu ý trước khi nhổ răng sữa tại nhà cho bé:
- Để tránh xương hàm trước không đều và bị thụt lùi về sau thì không nên nhổ răng cửa và răng nanh cho trẻ quá sớm.
- Nên chăm sóc tốt và nhổ răng cửa cửa số 6 đúng thời điểm. Vì chiếc răng này là răng vĩnh viễn quan trọng nhất để thực hiện chức năng nhai cho trẻ.
- Nếu răng số 6 bị sứt, mẻ, không thể khôi phục như ban đầu thì nên tiến hành nhổ bỏ sớm để có răng số 7 có thể di chuyển và thay thế.
- Để tránh gây chảy máu nướu răng cho trẻ thì không nên dùng chỉ nhổ răng cho bé. Điều này sẽ giảm bớt nguy cơ xâm nhập và làm viêm nhiễm của vết thương.
Trong quá trình nhổ răng sữa tại nhà cần lưu ý những việc sau:
- Giảm sự lo lắng, hoảng sợ ở trẻ khi nhổ răng bằng cách đánh lạc hướng trẻ để quá trình nhổ răng diễn ra một cách thuận lợi, suôn sẻ.
- Nếu chưa thực sự đúng thời điểm thì không nên nhổ răng của trẻ. Vì điều này sẽ khiến trẻ đau đớn, nhiễm trùng và đau nhức kéo dài. Sau khi nhổ răng sữa thì nên cho trẻ súc miệng lại bằng nước muối.
- Trong thời gian đầu sau khi nhổ răng, nên thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Bạn nên cho trẻ ăn nhưng thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa,...
5
Cách giữ gìn hàm răng đẹp cho bé
Những lưu ý cho bố mẹ để cho trẻ có một hàm răng trắng, đẹp trong tương lai khi vệ sinh răng miệng:
- Đánh răng một ngày ít nhất 2 lần. Hãy dạy cho trẻ cách sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng đúng cách và bố mẹ nên là người làm gương để con noi theo.
- Hạn chế cho trẻ ăn những món ăn ngọt, không tốt cho răng. Đặc biệt không nên cho trẻ ăn đồ ngọt vào buổi tối và phải đánh răng sau khi ăn.
- Bổ sung dinh dưỡng cho răng bằng cách cho trẻ uống sữa, ăn phô mai, sữa chua,... Điều này sẽ giúp răng trẻ chắc khỏe hơn.
- Khuyến khích, động viên nếu trẻ tự giác vệ sinh răng miệng không cần cha mẹ nhắc nhở. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên hào hứng hơn khi giữ gìn vệ sinh răng miệng.
- Cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc bất cứ lúc nào nếu sức khỏe răng miệng của trẻ có vấn đề.
Trên đây là thông tin về việc có nên nhổ răng sữa cho bé tại nhà không? Những lưu ý khi nhổ răng tại nhà cho bé. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức bổ ích nhé!