Tip hay

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng không?

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng không?

Để giúp cho trẻ bớt sốt sau khi tiêm phòng, một số phụ huynh đã dán miếng hạ sốt ngay vị trí tiêm phòng của trẻ, liệu việc này có nên làm hay không?

Trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng thường sẽ xuất hiện triệu chứng sốt gây khó chịu cho bé và nhiều bố mẹ đã lo lắng nên dán miếng hạ sốt cho con mình ngay lập tức.

Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu xem việc dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng có lợi hay hại trong bài viết sau nhé.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1 Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng không?

Nhiều bậc phụ huynh không muốn cho trẻ đau sốt và quấy khóc sau khi tiêm phòng về nên đã dùng một số biện pháp để hạ sốt cho trẻ điển hình như dán miếng hạ sốt tại chỗ tiêm phòng của bé.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, phụ huynh không nên dán cao hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng đặc biệt là ngay tại vị trí tiêm phòng vì vùng da tại đây rất dễ bị tổn thương và sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Phụ huynh không nên dán cao hạ sốt tại vị trí tiêm phòng cho trẻPhụ huynh không nên dán cao hạ sốt tại vị trí tiêm phòng cho trẻ

2 Những nguy hiểm khi dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng

Một số biến chứng nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải khi dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng như:

Cản trở máu tuần hoàn tại vị trí tiêm

Cản trở máu tuần hoàn tại vị trí tiêmCản trở máu tuần hoàn tại vị trí tiêm

Sau khi tiêm phòng xong, máu sẽ có nhiệm vụ vận chuyển tiểu cầu và cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng để chữa lành và nuôi dưỡng các mô đã bị tổn thương tại vị trí tiêm. Khi dán miếng hạ sốt tại những vị trí này, mạch máu sẽ bị cản trở khiến cho việc vận chuyển và chữa lành vết thương diễn ra lâu hơn hoặc có thể dẫn tới tình trạng hoại tử nghiêm trọng.

Gây nhiễm trùng

Gây nhiễm trùngGây nhiễm trùng

Việc dán miếng hạ sốt tại vị trí tiêm sẽ khiến cho vùng da bị bí hơi, các tế bào chết không được loại bỏ, một số yếu tố miễn dịch như bạch cầu, kháng thể bị giảm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng da, mưng mủ, chảy nước,...

Hạn chế việc vệ sinh vết tiêm

Hạn chế việc vệ sinh vết tiêmHạn chế việc vệ sinh vết tiêm

Vết tiêm phòng cần được vệ sinh thường xuyên để tránh cho vi khuẩn và nấm phát triển trên da. Nếu phụ huynh dùng miếng dán cho trẻ sẽ khiến cho vùng da tiêm phòng bị nhiễm trùng và thậm chí là sưng đỏ nặng hơn.

3 Cách chăm sóc vết tiêm phòng của trẻ

Ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng:

  • Ba mẹ có thể dùng khăn sạch đã thấm nước ấm để chườm xung quanh vết tiêm phòng và lau toàn thân của trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ nên đắp thêm khăn ấm lên vùng cổ, bẹn và nách để giảm nhiệt cho bé, tránh đắp khăn lên vị trí tiêm.
  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi thì cần bổ sung nước, thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp,... để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Không nên chạm vào vết tiêm và ba mẹ cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu như trẻ sốt trên 38 độ C.

Dùng khăn sạch đã thấm nước ấm để lau cho béDùng khăn sạch đã thấm nước ấm để lau cho bé

Ngoài ra, khi thực hiện chăm sóc vết tiêm cho bé, ba mẹ nên lưu ý một số điều như:

  • Dùng xà phòng hoặc cồn y tế để sát khuẩn tay sạch sẽ tránh để vết tiêm của trẻ bị nhiễm trùng.
  • Ba mẹ có thể thêm một ít muối sạch hoặc dùng nước muối sinh lý 0.9% để pha nước ấm lau hạ sốt cho trẻ. Khi nhúng khăn vào nước ấm, bạn nên vắt nhẹ để giữ lại chút nước ấm.

4 Những lưu ý khi dùng miếng dán hạ sốt

Miếng dán hạ sốt sẽ giúp giảm nhiệt độ của cơ thể, giảm cơ sốt và phân tán nhiệt ở vùng da nhất định ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi dùng miếng dán hạ sốt như:

  • Khả năng hạ sốt, làm mát không duy trì được lâu và không chứa thuốc hạ sốt hạn chế việc hạ nhiệt toàn thân.
  • Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), phụ huynh không nên dùng biện pháp chườm lạnh để hạ sốt cho trẻ. Vì miếng dán hạ sốt là miếng dán lạnh nên ba mẹ không nên dùng thường xuyên.
  • Chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể chứng minh miếng dán hạ sốt có thể thay thế thuốc điều trị sốt cho trẻ.
  • Miếng dán hạ sốt chỉ dùng khi trẻ sốt từ 38 - 38.5 độ C và vị trí cần dán là ở trán, nách và bẹn. Nếu như trẻ không bị kích ứng với các thành phần của miếng dán thì ba mẹ có thể dán miếng hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất và nhanh nhất là lau chườm hoặc mua khăn hạ sốt chuyên dùng cho trẻ.

Những lưu ý khi dùng miếng dán hạ sốtNhững lưu ý khi dùng miếng dán hạ sốt

Trên đây là chia sẻ của Tip Hay về việc có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng cho trẻ hay không. Hy vọng bạn sẽ lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho các bé nhé.

Nguồn: Bệnh viện Phương Đông

Từ khóa: Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng không?dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòngcó nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng