Tip hay

Có nên chích ngừa Covid sớm hơn lịch không? Có sao không?

Có nên chích ngừa Covid sớm hơn lịch không? Có sao không?

Mong muốn sớm tiêm ngừa đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng miễn nhiễm Covid. Tuy nhiên, liệu có nên chích ngừa Covid sớm hơn lịch không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

"Vaccine tốt nhất là vaccine đã được cấp phép lưu hành và đến sớm nhất, kịp thời nhất" - theo chỉ đạo Chính phủ. Việc tiêm vaccine phòng Covid là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, và người dân cũng có xu hướng muốn tiêm ngừa Covid sớm. Thế thì chích ngừa covid sớm hơn lịch có sao không? Cần tiêm vaccine covid mấy mũi và thời gian tiêm như thế nào? Hãy xem phần giải đáp sau đây nhé!

1 Thời gian giữa các liều cơ bản theo loại Vaccine

Thời gian giữa các liều cơ bản theo loại VaccineThời gian giữa các liều cơ bản theo loại Vaccine

Hiện tại trên thế giới đã xuất hiện nhiều loại vaccine dùng để đáp ứng nhu cầu phòng chống bệnh Covid19. Các loại vaccine khác nhau được sản xuất với nhiều công nghệ khác nhau, từ đó hiệu quả phòng chống bệnh cũng như liều lượng sử dụng cũng khác nhau. Sau đây là một số thông tin về các loại vaccine hiện có và thời gian giữa các liều cơ bản:

Vaccine Astrazeneca Pfizer Moderna Johnson & Johnson Sputnik V Vero Cell
Quốc gia Anh/ Thụy Điển Mỹ/ Đức Mỹ Mỹ Nga Trung Quốc
Công nghệ Viral vector mRNA mRNA Viral vector Viral vector Bất hoạt vi rút
Hiệu quả 63% 95% 92% 67% 92% 79%
Số mũi 2 2 2 1 2 2
Thời gian giữa các mũi 8-12 tuần 21-28 ngày 28 ngày 2 tháng 21 ngày 21-28 ngày

2 Nên chích ngừa Covid sớm hơn lịch không?

Tâm lý lo lắng là tiêm phòng không đúng hẹn hoặc sớm hơn lịch hẹn liệu có ổn không, có làm mất tác dụng của vắc xin?

Trong quá trình tiêm chủng, một số trẻ em hoặc người lớn vướng phải các lí do bất khả kháng như mắc các bệnh cấp tính, bị sốt, không đảm bảo điều kiện tiêm chủng khi khám sàng lọc trước tiêm. Hoặc vì các nguyên nhân khác như đi du lịch, về quê hoặc đi công tác nên muốn thực hiện tiêm mũi 2 sớm hơn lịch hẹn.

Việc mũi 2 cách mũi 1 trong một khoảng thời gian nhất định tùy theo loại vaccine giúp cơ thể có được miễn dịch đầy đủ và bền vững chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, chúng ta không nên chích ngừa Covid sớm hơn lịch hẹn.

Nên chích ngừa Covid sớm hơn lịch không?Nên chích ngừa Covid sớm hơn lịch không?

3 Nên tiêm liều bổ sung cách thời gian bao lâu?

Khi các ca nhiễm gia tăng, trong bối cảnh sự lây lan của biến thể Omicron, các chuyên gia đang khuyến khích người dân tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19. Theo TS. Amesh A. Adalja, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, đồng ý rằng hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần. Trong khoảng thời gian giữa liều vắc-xin thứ 2 đến liều vắc-xin thứ 3 cần tiêm cách thời gian như sau:

  • Đối với những người suy giảm miễn dịch: Nên tiêm liều thứ 3 ít nhất 28 ngày kể từ liều thứ 2.
  • Đối với tất cả những người đủ điều kiện khác: Vắc-xin liều thứ 3 nên được tiêm ít nhất 180 ngày kể từ liều thứ 2.

Tiêm tăng cường càng dài càng tạo ra các kháng thể tốt hơn, không có nghĩa là nên kéo dài thời gian để tiêm mũi tăng cường với hy vọng được bảo vệ tốt hơn, thời điểm tốt nhất để tiêm là nếu bạn đủ điều kiện. Vì đại dịch nguy hiểm, ca nhiễm đang dần tăng chúng ta cần có được mức độ bảo vệ cao hơn ngay tại thời điểm này.

Nên tiêm liều bổ sung cách thời gian bao lâu?Nên tiêm liều bổ sung cách thời gian bao lâu?

4 Lịch tiêm cho F0 đã khỏi bệnh ra sao?

Về việc có cấm F0 tiêm vắc-xin dưới 6 tháng sau khi khỏi bệnh, với trường hợp F0 khỏi bệnh muốn tiêm vắc-xin, thì cơ sở tiêm chủng địa phương chỉ khuyến cáo không cần thiết phải tiêm chứ không cấm.

Nếu bạn đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 và đã bị F0 nhưng lại không thuộc nhóm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng; không thuộc nhóm người bệnh cần được chăm sóc dài ngày tại bệnh viện, có bệnh lý nền, tuổi từ 50 trở lên thì bạn chưa cần tiêm liều vắc xin nhắc lại (mũi 3).

Tuy vậy, nếu 2 mũi vắc xin đã tiêm là vắc xin Sinopharm hoặc Sputnik thì bạn cần tiêm liều bổ sung (mũi 3). Thời gian tiêm mũi bổ sung cần sau mũi thứ 2 từ 28 ngày đến 3 tháng.Trong khoảng thời gian đó, bạn đang điều trị và cách ly vì bị F0 thì bạn cần được tiêm ngay sau khi bạn hoàn thành việc điều trị bệnh Covid-19 và hết thời gian cách ly.

Lịch tiêm cho F0 đã khỏi bệnh ra sao?Lịch tiêm cho F0 đã khỏi bệnh ra sao?

Mong rằng những thông tin mà Tip Hay đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về việc tiêm vaccine phòng Covid. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn: Bộ Y tế

Từ khóa: Có nên chích ngừa Covid sớm hơn lịch không? Có sao không?chích ngừa sớm hơn lịch có sao khôngchích ngừa covid sớmtiêm ngừa covid sớmtiêm vaccine covid mấy mũi