Có nên chạy bộ buổi sáng khi bụng đói?
Bạn thường có thói quen dậy sớm chạy bộ khi bụng đang đói? Liệu việc làm này có đang tốt cho sức khỏe hay không? Cùng Tip Hay tìm hiểu vấn đề này nhé!
Chạy bộ là rèn luyện sức khỏe, rèn luyện thể chất tuyệt vời. Tuy nhiên nhiều bạn đang thắc mắc rằng, một giấc ngủ dài 6 - 8 tiếng cơ thể đã hoạt động hết các chất, sáng dậy bạn cảm thấy đói bụng nhưng vẫn luyện tập chạy bộ, liệu điều này có đang tốt hay không? Đừng bỏ qua bài viết này, Tip Hay sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này ngay nhé!
1
Có nên chạy bộ buổi sáng khi bụng đói?
Đây là vấn đề luôn được những người yêu thể thao, thích vận động luôn thắc mắc. Các chuyên gia đã nghiên cứu ra rằng việc chạy bộ khi bụng đói tốt hay không tùy thuộc vào bài tập của bạn.
Nếu bạn chạy bộ không kéo dài quá 1 giờ thì việc bạn để bụng đói khi chạy là hoàn toàn có lợi. Đừng quá lo lắng vì sợ sẽ bị đau dạ dày, điều này hoàn toàn không xảy ra nếu bạn đang vận động. Ngoài ra việc này còn giúp bạn đốt cháy đi lượng carbs và chất béo, kích thích được sự ăn ngon, nạp một nguồn năng lượng dồi dào, sảng khoái cho cả ngày dài nữa đấy!
Nếu bài tập chạy bộ của bạn kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ thì bạn nên ăn nhẹ 1 ít (từ 100 - 200 calo) trước khi vào luyện tập. Vì cơ thể bạn đã tiêu thụ hết đồ ăn trong quá trình bạn ngủ từ 6 - 8 tiếng, việc bạn luyện tập quá lâu, bị ép sức dễ dẫn đến tình trạng bị choáng váng, đầu óc quay cuồng hoặc những tình trạng tệ hơn.
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bạn ăn nhẹ trước khi chạy bộ ở thời gian dài, giúp cơ thể nâng mức glucose, cơ bắp thêm nhiều “nhiên liệu” để bạn tập luyện hơn đấy!
2
Lợi ích của chạy bộ khi bụng đói
Theo Healthline, việc chạy bộ khi đói bụng mang lại rất nhiều lợi ích, cùng Tip Hay điểm qua bạn nhé!
Đốt cháy các mỡ thừa
Cơ thể bạn sau khi ngủ dậy có một lượng glycogen dự trữ, việc bạn tập luyện giúp lượng glycogen giảm xuống đáng kể. Quá trình này sẽ ép đi lượng mỡ thừa, đốt mỡ chuyển hóa sang năng lượng, gia tăng quá trình “oxy hóa mỡ” trong cơ thể đấy!
Cải thiện sức bền
Chạy bộ khi bụng đói làm tăng sức chịu đựng của aerobic - tăng sức bền bỉ. Việc nhịn ăn giúp hấp thụ oxy tối đa trong các hoạt động thể chất cường độ cao, là một phép đo sức chịu đựng hiếu khí và thể dục tổng thể.
Tránh gặp các vấn đề về tiêu hóa
Khi bạn chạy đường dài, cơ thể vận động mạnh thường dạ dày hoặc ruột bị co thắt liên tục. Dẫn đến bạn sẽ gặp các trường hợp như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt,.. Để cải thiện tình trạng trên, bạn cần nhịn ăn khi chạy sẽ giảm đi các vấn đề trên đấy!
3
Một số hạn chế chạy bộ buổi sáng khi bụng đói
Ngoài những lợi ích nói trên, bên cạnh đó còn có một số hạn chế nhất định đấy!
Những người mắc bệnh tiểu đường, Addison
Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hoặc chứng bệnh Addison có thể gây ra chứng hạ đường huyết trong quá trình chạy bộ. Việc khắc phục là bạn cần gặp bác sĩ chuyên môn để hỏi họ về bài tập phù hợp.
Nguy cơ chấn thương
Trong quá trình chạy bộ, nếu bạn chạy quá nhanh mà bụng đang đói thì não không nhận được đủ năng lượng glucose. Dẫn đến các tình trạng chóng mặt, mất khả năng duy trì tư thế chạy hợp lí và quan sát môi trường xung quanh,..
Giảm cơ
Cortisol kiểm soát các chức năng cơ bản như phản ứng với áp lực tập luyện hay năng lượng đường có trong máu. Theo một nhà nghiên cứu năm 2015 cho biết, việc tập luyện buổi sáng sau khi thức dậy và trong tình trạng đói bụng làm tăng lượng cortisol. Dẫn đến việc chạy khi đói có ảnh hưởng tới hệ cơ, giảm cơ và yếu cơ.
Giảm cường độ tập luyện
Chạy bộ đốt cháy mỡ để làm năng lượng nhưng nghiên cứu cho thấy đây là nguồn năng lượng không bền vững. Khi nguồn năng lượng dần mất đi thì cơ thể bạn sẽ gặp các tình trạng như mệt, đuối và không duy trì được tốc độ chạy cao. Chính vì thế nếu bạn luyện tập nhiều giờ đồng hồ thì nên ăn nhẹ bữa sáng trước khi tập luyện nhé!
Vừa rồi Tip Hay đã giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên chạy bộ buổi sáng khi bụng đói không? Hy vọng bạn đã “bỏ túi” được thông tin cần thiết và thiết lập cách chạy bộ hiệu quả. Đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích này đến những người thân yêu nhé!