Có một loại bụi mịn nguy hiểm hơn cả bụi mịn 2.5M
Tình trạng ô nhiễm không khí đang trở thành mối nguy hại lớn đối với sức khỏe con người. Theo một vài nghiên cứu mới đây thì có một loại bụi không khí còn nguy hiểm hơn mịn nguy hiểm hơn cả bụi mịn 2.5M đó là bụi nano.
Bụi thực tế là những hạt vật chất trong không khí nó có nhiều kích cỡ với nhau nó thâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và mức độ xâm nhập tùy theo kích thước. Bụi càng nhỏ càng có khả năng thâm nhập sâu hơn vào cơ thể, người ta gọi đó là bụi Nano, theo sự phân chia thì có loại bụi được đánh giá là mịn hơn, nguy hiểm hơn cả bụi 2.5 M đó là bụi 1.0M loại bụi có thể gây ung thư, tổn thương hoạt động DNA, làm giảm tuổi thọ,…
1
Bụi Nano là gì?
Theo cách hiểu đơn giản nhất thì những hạt bụi có kích thước nhỏ xíu gọi là bụi Nano còn theo tên tiếng anh thì Atmospheric particulate matter hay particulate matter (PM) để chỉ những chất rắn hoặc lỏng lẫn trong khí quyển Trái Đất.
Người ta phân chia bụi Nano thành nhiều kích cỡ khác nhau trước đây bụi 2.5M đã là nhỏ nhất thì gần đây người ta mới phát hiện có loại bụi Nano có kích thước chỉ 1.0M.
2
Bụi Nano sinh ra từ đâu?
Sinh ra từ tự nhiên như: Do các đợt hoạt động của núi lửa, các cơn bão bụi, lốc xoáy, những trận cháy rừng, thải ra từ một số loại sinh vật sống (ví dụ như các loại thực vật phát tán hạt, bào tử,… ra không khí),…
Do con người: Đốt nhiên liệu hóa thạch, đốt than, các công trình xây dựng, đánh sập các tòa nhà, bụi đường, thải ra từ các hoạt động công nghiệp, nhà máy, do phá rừng và thậm chí hút thuốc cũng góp phần đưa bụi nano vào không khí…
3
Tác hại của bụi Nano
Những hạt bụi nhỏ bé này khi được con người hít vào sẽ chui sâu vào cơ thể người, xâm nhập vào tế bào, gây bệnh hô hấp, tim mạch, máu và thậm chí là phá hủy DNA và chết sớm.
Gây ung thư: Những hạt bụi mịn từ 10M đến 2.5M đều được coi là nhân tố gây ung thư (theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới WHO và cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC). Riêng với 1.0M, do kích thước nhỏ nên nó càng đi sâu vào cơ thể người, đi qua màng tế bào và gây ra những ảnh hưởng sâu rộng hơn nữa.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Bụi nano có thể xâm nhập sâu vào cơ thể thai phụ, đi sang bào thai và gây nên những tác động xấu trong quá trình phát triển của thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về máu: Khi bụi Nano đi vào hệ mạch máu người sẽ tạo thành những mảng bám tích tụ trong thành mạch, gây nên viêm mạch máu. Đồng thời, giảm tính đàn hồi của mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
Tác động vào ADN gây đột biến gen: Các nhà khoa học Đài Loan hồi năm 2012 đã chỉ ra rằng bụi nano còn có thể xâm nhập sâu và tác động tới hoạt động của DNA, làm tăng nguy cơ biến đổi hay đột biến gen. Ngoài ra một số nghiên cứu khác cho rằng bụi Nano gây tổn hại DNA của con người tác động tiêu cực đến sức khỏe lẫn bộ máy di truyền, thậm chí bụi nano còn chứa chất phóng xạ gây nguy hiểm cho con người.
4
Cách phòng chống bụi Nano
Giảm phát thải bụi như:
- Kiểm soát bụi cho đường xá, xây dựng và bãi chôn lấp, các cơ sở nông, công nghiệp…
- Hạn chế các hoạt động chặt phá đốt rừng, hạn chế dùng nhiên liệu hóa thạch,…
- Giảm thải bụi từ việc sử dụng bếp lò và lò sưởi than đá, củi.
- Kiểm soát chất thải xăng dầu diesel từ các phương tiện cơ giới.
Kiểm soát và ngăn ngừa tiếp xúc với bụi mịn bằng cách:
- Hạn chế làm việc, đi lại ở ngoài trời những ngày không khí bụi, kém chất lượng.
- Không sử dụng máy móc, thiết bị sản sinh nhiều bụi bặm.
- Chạy xe chậm trên những con đường cấp phối, chưa được thảm nhựa.
- Tuân thủ các quy tắc vận hành, sử dụng máy móc phương tiện có khả năng gây bụi môi trường.
- Mang khẩu trang khi ra đường
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, với những thông tin vừa rồi chắc chắn bạn đã hiểu hết tác hại của bụi mịn hay bụi Nano đúng nào. Hãy lựa chọn cách phòng chống bụi Nano để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé!