Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì? Lợi ích của chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp MRI là chẩn đoán về các cơ quan, cấu trúc bên trong cơ thể thông qua hình ảnh. Tìm hiểu chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì? Lợi ích của chụp cộng hưởng từ MRI.
Chụp MRI là phương thức chẩn đoán hình ảnh an toàn và không đau. Hình ảnh cung cấp từ chụp MRI chính là cơ sở để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả. Cùng Bách hóa Xanh tìm hiểu về chụp MRI nhé!
1
Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?
Chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging) là phương pháp sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để phác họa hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Hình ảnh cộng hưởng từ MRI có chất lượng cao, sắc nét, rõ ràng, chi tiết. Chụp cộng hưởng từ MRI được chỉ định cho sọ não, hốc mắt, vùng cổ, cột sống, vùng bụng - chậu, cơ xương khớp, tuyến vú, dị tật bẩm sinh hay các bệnh lý tim, mạch máu…
2
Lợi ích của chụp cộng hưởng từ MRI
- Không bị ảnh hưởng bởi tia xạ.
- Không bị ảnh hưởng về mặt sinh học.
- Hình ảnh chụp đa mặt phẳng, dễ chẩn đoán.
- Độ phân giải cao, hiển thị hình ảnh tốt.
- Chất tương phản hầu như không có tác dụng phụ.
- Kỹ thuật cận lâm sàng hiệu quả, hiện đại.
- Thời gian chụp nhanh, giảm tiếng ồn tối đa.
- Chụp mạch không cần tiêm thuốc cản quang.
3
Bộ phận nào được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI?
- Chụp sọ não nhằm kiểm tra, phát hiện bệnh u não, u dây thần kinh sọ não, tai biến mạch máu não, chảy máu não, bệnh lý thoái hóa chất trắng, viêm màng não, dị tật bẩm sinh của não,...
- Chụp hốc mắt để phát hiện các tổn thương thuộc nhãn cầu, thần kinh thị giác,...
- Chụp vùng cổ nhằm phát hiện các khối u, viêm, hạch bạch huyết, đám rối thần kinh cánh tay,…
- Chụp cột sống nhằm phát hiện các bệnh lý cột sống, đĩa đệm, dây chằng, các bệnh lý tủy sống như viêm, u,...
- Chụp vùng bụng - chậu để phát hiện các bệnh lý gan, đường mật, tuyến tụy, lá lách, thận, đại trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến, u tử cung,...
- Chụp cơ xương khớp nhằm phát hiện các bệnh lý như viêm nhiễm, thoái hóa, chấn thương rách dây chằng, tràn dịch ổ khớp,…
- Chụp tuyến vú nhằm chẩn đoán sớm các tổn thương ở tuyến vú như u và các viêm nhiễm.
- Chẩn đoán bất thường thai nhi, các dị tật bẩm sinh phức tạp. MRI còn được dùng để chẩn đoán trong các bệnh lý tim, mạch máu.
4
Ưu nhược điểm khi chụp cộng hưởng từ MRI
Ưu điểm
- Phương pháp cho phép bác sĩ quan sát được đặc điểm bên trong cơ thể với tiêu chí không gây hại, nguy hiểm cho cơ thể con người.
- Bệnh nhân không cần phải di chuyển trong quá trình quét.
- Với công nghệ hiện đại, hơn 250 sắc thái xám để phân biệt các phần khác nhau của mô, MRI tạo ra hình ảnh chất lượng rất cao, rõ ràng, dễ đọc.
Nhược điểm
- Đòi hỏi bệnh nhân bất động tuyệt đối trong thời gian quét.
- Không thích hợp áp dụng cho trường hợp cấp cứu.
- Tiếng ồn rất lớn trong quá trình chụp.
- Chi phí chụp khá cao.
5
Quy trình chụp cộng hưởng từ MRI
Thời gian chụp MRI có thể kéo dài từ 20 – 90 phút, bao gồm 3 quy trình:
Trước khi chụp
Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mắc một số bệnh lý mạn tính hay vừa mới thực hiện một ca phẫu thuật, các thực phẩm thuốc bị dị ứng, đang mang thai hoặc có khả năng mang thai. Trước khi chụp, có thể ăn uống bình thường trừ các thực phẩm, nước uống nằm trong danh mục cấm của bác sĩ. Tiếp đó, thay trang phục và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong lúc chụp
Tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Tiếp theo, bạn sẽ nằm vào bên trong máy MRI (toàn bộ hoặc một phần cơ thể) và sử dụng dây đai để cố định bạn trong quá trình kiểm tra.
Sau khi chụp
Có thể về nhà và tiếp tục các hoạt động thường ngày. Chuyên gia sẽ phân tích hình ảnh và chuyển kết quả đến bác sĩ đang điều trị cho bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được thể trạng bệnh.
6
Một số câu hỏi liên quan
Chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Máy quét MRI không tạo ra bất kỳ tác dụng phụ có hại nào cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sẽ có rủi ro nếu bạn mang một số vật thể kim loại bên trong cơ thể.
Chụp cộng hưởng từ MRI bao lâu thì có kết quả?
Thời gian chụp MRI và trả kết quả diễn ra từ 20 - 60 phút hoặc có thể lâu hơn.
Phụ nữ mang thai có chụp MRI được không?
Phụ nữ mang thai có thể chụp MRI, tuy nhiên trong ba tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường được khuyên không nên chụp MRI nếu không thực sự cần thiết.
Chụp MRI có tiêm thuốc cản quang không?
Bạn có thể được tiêm thuốc cản quang trước hoặc trong khi chụp MRI. Vì thuốc này có tác dụng cải thiện độ rõ nét hình ảnh bên trong cơ thể.
Chụp MRI có phát hiện ung thư không?
MRI là một trong những phương pháp tầm soát ung thư hiệu quả nhất.
Chụp cộng hưởng từ có phải nhịn ăn không?
Không. Bạn nên ăn uống đầy đủ, giữ tinh thần ổn định để đảm bảo đủ sức khỏe cho quá trình chụp MRI.
Chụp MRI có giảm tuổi thọ không?
Không ảnh hưởng đến tuổi thọ con người.
Chụp cộng hưởng từ khác chụp CT như thế nào?
- Chụp MRI sử dụng sóng vô tuyến còn chụp CT sử dụng tia X.
- Chụp CT có thể gây hại cho thai nhi, có một liều lượng bức xạ rất nhỏ tiềm tàng nguy cơ phát triển thành khối u ác tính.
- Rủi ro chụp MRI: ảnh hưởng đến thính giác, tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra hội chứng claustrophobia.
- Chụp CT nhanh hơn nhưng hình ảnh chụp MRI chi tiết hơn so với CT.
Trên đây là thông tin về chụp cộng hưởng từ (MRI) và những điều cần biết về chụp cộng hưởng từ (MRI) mà Tip Hay muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn!
Nguồn: Trang thông tin sức khỏe Vinmec.com