Chữa viêm họng bằng lá trầu không hiệu quả, không bị tác dụng phụ
Viêm họng là một bệnh phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa viêm họng bằng lá trầu không hiệu quả, không bị tác dụng phụ nhé!
Chữa viêm họng bằng lá trầu không là một phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Nhưng thực hư hiệu quả của phương pháp này ra sao và cách thực hiện như thế nào để không bị tác dụng phụ? Hãy cùng xem qua bài viết này để được giải đáp nhé!
1
Công dụng của lá trầu không trong chữa viêm họng
Theo Đông Y, trầu không có tính ấm, vị cay nhẹ, mùi thơm nồng nên vừa được dùng làm gia vị, vừa dùng làm thuốc. Lá trầu không có tác dụng làm ấm cổ họng, ấm cơ thể và có tính sát khuẩn nên giúp tiêu viêm, tiêu đờm, đồng thời được dùng để chữa các bệnh về hô hấp như: Viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho, viêm mũi dị ứng,...
Trong Y học hiện đại, lá trầu không chứa nhiều hoạt chất như: Tanin, Eugenol, Cineol,...đây là các kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, kháng vi khuẩn làm giảm các vết sưng viêm, chống oxy hóa.
Ngoài ra, qua nghiên cứu cho thấy trong lá trầu không chứa lượng lớn tinh dầu như: Chavicol, cadinen và betel-phenol. Khi kết hợp với các hoạt chất trên càng có hiệu quả kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm tình trạng ngứa ngáy và đau rát ở cổ họng hoặc vùng da đang bị viêm nhiễm. Do đó, lá trầu không có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh viêm họng.
Tham khảo thêm nhiều
mẹo chữa đau họng tại nhà hiệu quả và không cần dùng thuốc nhé! Cách làm rất đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm, bạn có thể giúp giảm tình trạng đau họng, khó chịu.
3
Các cách chữa viêm họng bằng lá trầu không
Kết hợp lá trầu không và mật ong
Bên cạnh những lợi ích của lá trầu không, thì mật ong cũng là một thực phẩm tốt với người bị viêm họng. Trong mật ong chứa các loại carbohydrate có tác dụng giảm viêm sưng, nhanh lành các vết thương. Đồng thời chứa nhiều vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Cách dùng: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 50ml và duy trì trong 3 ngày để có hiệu quả.
Lưu ý: Không nên dùng cách này cho trẻ em dưới 1 tuổi. Có thể thay thế mật ong bằng
đường phèn mà không thay đổi tác dụng.
Kết hợp lá trầu không và gừng
Chúng ta đều biết gừng có vị cay, tính ấm nên có tác dụng tiêu viêm, tiêu đờm, kháng khuẩn tốt. Tính ấm của gừng còn làm ấm cơ thể, khử phong hàn, giảm đau họng và làm lành các vết thương hiệu quả, do đó dùng gừng với lá trầu không rất tốt với người bị viêm họng.
Nguyên liệu
- 10 lá trầu không
- 1 củ gừng nhỏ
- Nước sôi
- Dụng cụ: Cối giã nhuyễn, rây lọc
Cách thực hiện
Cách dùng: Uống 2 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn 30 phút và duy trì trong 5-7 ngày để tình trạng bệnh thuyên giảm.
Kết hợp lá trầu không và củ nén
Củ nén là một loại cây thuộc họ Hành, trong Đông Y củ nén có vị cay, tính ấm nên có tác dụng giảm viêm, giảm sưng hay ngứa, đào thải độc tố, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và rất tốt để chữa bệnh viêm họng.
Nguyên liệu
- 10 lá trầu không
- 4 củ nén
- Nước sôi
- Dụng cụ: Cối giã nhuyễn, rây lọc
Cách thực hiện
Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi trưa và tối, sau mỗi bữa ăn 30 phút và duy trì đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Kết hợp lá trầu không và dầu mù tạt
Dầu mù tạt cũng là nguyên liệu có tính ấm, vị cay và chứa nhiều tinh chất có tác dụng kháng viêm, ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Khi kết hợp với lá trầu không có tác dụng làm chữa các bệnh như: Viêm họng, sốt, đau đầu, ngứa họng,...
Nguyên liệu
- 4 lá trầu không
- Dầu mù tạt
Cách thực hiện
Cách dùng: Mỗi ngày chỉ thực hiện 1 lần và duy trì làm đến khi bệnh viêm họng giảm dần.
Kết hợp lá trầu không và nghệ
Trong nghệ chứa một chất gọi là curcumin, có công dụng chống viêm, diệt khuẩn nên khi kết hợp với lá trầu không càng có hiệu quả hơn để điều trị bệnh viêm họng, giảm đau mau chóng.
Nguyên liệu
- 3-5 lá trầu không
- 1 củ nghệ nhỏ
- Dụng cụ: Cối giã nhuyễn, rây lọc
Cách thực hiện
Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 lần và kiên trì thực hiện sẽ giảm đau họng đáng kể.
3
Những lưu ý khi chữa viêm họng bằng lá trầu không
Chữa bệnh bằng lá trầu không có hiệu quả, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với mọi đối tượng, một số đối tượng không nên áp dụng các cách trên gồm:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Người đang mắc các bệnh về tiêu hóa như: Viêm dạ dày, loát dạ dày,...không nên áp dụng vì làm bệnh thêm nặng.
- Trẻ em, người lớn đang mắc các bệnh lý khác, cần có sự tư vấn chuyên gia, bác sĩ trước khi dùng lá trầu không.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng lá trầu không để đem đến hiệu quả tốt nhất:
- Nên chọn lá có màu xanh sẫm, vì chứa nhiều tinh dầu, hoạt chất chữa bệnh hơn.
- Cần ngâm lá trầu không qua nước muối pha loãng để hạn chế vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nặng hơn.
- Không nên kết hợp cùng lúc mật ong, củ nén, lá trầu không vì dễ gây đau bụng.
- Cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ nước, tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Tránh ăn đồ nóng, chứa cồn, chất kích thích sẽ làm bệnh trầm trọng.
- Các phương pháp trên chỉ hiệu quả ở giai đoạn cấp tính, nếu bệnh chuyển sang mãn tính thì cần đến cơ sở y tế đề thăm khám ngay.
Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến việc chữa viêm họng bằng lá trầu được nhiều người áp dụng. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp những bài thuốc giúp bạn khỏi bệnh.
Nguồn: Thuốc dân tộc