Chó bỏ ăn mệt mỏi nằm một chỗ, bị nôn, mắt đổ ghèn là bị gì?
Tình trạng chó bị ốm trong quá trình phát triển khiến cho những người chủ thấy rất lo lắng. Đặc biệt là hiện tượng nôn mửa, bỏ ăn ở chó. Liệu chó bị nôn bỏ ăn, nôn ra nước bọt có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Đối với những ai nuôi cún cưng thì sẽ không tránh khỏi trường hợp những khi chó bị ốm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nghiêm trọng như chó nôn ra nước bọt, bỏ ăn thì phải làm sao để xử lý cho đúng cách?
Bài viết sau, Tip Hay sẽ cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách khắc phục tình trạng này để chú cún của bạn luôn khỏe mạnh, hoạt bát !
1
Chó bỏ ăn mệt mỏi, bị nôn là mắc bệnh gì?
Nếu chú cún của bạn bất ngờ có những dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn và nôn ra bọt trắng, bọt vàng thì có thể nó đã bị mắc phải dị vật làm cản trở quá trình tiêu hóa hoặc có thể nó đã mắc bệnh. Thường thì tùy vào mỗi trường hợp cụ thể, chúng ta sẽ có những cách riêng để điều trị và chữa bệnh cho chó.
Chó bị ốm nằm một chỗ, mắt đổ ghèn
Đôi khi chú chó nhà bạn bỗng chán ăn chỉ nằm một chỗ, mắt có nhiều ghèn tràn quanh khóe mắt hay thậm chí chảy mủ, nước mắt. Nguyên nhân có thể là do thời tiết quá nóng khiến cho mệt mỏi, ít vận động, hay do bị chấn thương ở phần mắt do va đập khiến mắt bị đau, đổ ghèn và chúng bỏ ăn.
Ngoài ra, nguyên nhân nữa có thể do bệnh đường ruột bởi virus và vi khuẩn gây ra khiến chó bị sốt và đổ ghèn, chán ăn.
Bạn cần quan sát, tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân khiến chú chó của bạn bị đổ ghèn và chán ăn. Nếu chó bị thời tiết nóng làm ảnh hưởng thì hãy đưa đến nơi mát mẻ hơn, còn nếu là 2 nguyên nhân sau thì bạn nên đưa chó đến thú y ngay lập tức để chữa trị nhé!
Chó bị viêm đường ruột
Triệu chứng bệnh thường thấy là sốt và tiêu chảy kéo dài, kèm theo nôn mửa, bỏ ăn, nôn ra bọt màu vàng, màu trắng. Nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị, lâu ngày chú cún sẽ kiệt sức vì mất nước và khó có thể sống sót.
Bạn cần lưu ý, trong vòng 24h phát bệnh, cần hạn chế không cho chó của bạn ăn bất cứ thứ gì, nên bổ sung nước bằng cách truyền nước hoặc cho chó uống nước điện giải. Trường hợp chú cún đã quá mệt mỏi và không còn sức sống, bạn đừng quá lo lắng, hãy tăng cường nạp vitamin B1 hoặc các loại thuốc tăng lực để giúp phục hồi chú chó.
Bạn có thể cho chú cún uống men tiêu hóa và nghỉ ngơi hợp lý nếu viêm ruột ở cấp độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng của chú chó vẫn không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn thì bạn hãy đưa nó đến ngay các cơ sở thú ý gần nhất để được hỗ trợ và chăm sóc nhé!
Chó mắc bệnh Care
Khi chó bị nôn và nổi mẩn đỏ trên toàn bộ cơ thể thì đó chính là dấu hiệu của bệnh Care. Đây là căn bệnh phát triển theo từng giai đoạn và gây suy nhược và làm giảm sức đề kháng trong cơ thể cún . Nó gây ra áp lực lớn và làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể chú chó.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu ở chú cún của mình như:
- Chảy nước mũi kèm dịch màu nâu, thở gấp và có tiếng khò khè.
- Chó nôn ra nước bọt màu vàng, tiêu chảy, phân dính nhầy và có mùi tanh, khi bệnh nặng hơn, màu sắc phân sẽ chuyển dần và tồi tệ nhất là chó đi ra máu và chết.
- Ngoài ra, màu sắc mắt của cún sẽ trở nên đục dần, lờ đờ, có mủ loét, chó nôn bỏ ăn và thậm chí có biểu hiện co giật.
Khi phát hiện những dấu hiệu trên, bạn nên đưa chú cún của mình đến với các cơ sở thú ý gần nhất để điều trị bệnh kịp thời. Đặc biệt, để phòng tránh bệnh, bạn nên đưa chó đi tiêm phòng bệnh Care ngay từ khi còn nhỏ.
Chó mắc bệnh Parvo
Triệu chứng bệnh cụ thể như sau:
- Chó thường xuyên nôn và bỏ ăn
- Chó bị nôn ra bọt vàng và bọt trắng
- Chó lười vận động, mệt mỏi, ủ rũ một chỗ cả ngày
- Tiêu chảy cả ngày, mùi phân khác thường
Sau khi phát bệnh, chú chó của bạn có thể sẽ chỉ còn sống được 2-3 ngày. Vì vậy, bạn nên đưa chú đến với cơ sở thú y trên địa bàn để được giúp đỡ và trị bệnh.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng cách đưa chó đi tiêm phòng từ sớm.
Chó mắc dị vật ở cổ hoặc dạ dày
Dị vật chó thường mắc phải là các loại xương sắc và nhọn như xương gà, xương cá,... Khi mắc phải những vật này, chú chó sẽ có xu hướng đẩy chúng ra khỏi cơ thể bằng cách nôn ói liên tục.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa mà còn làm hệ hô hấp của chú cún bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng ta có thể đưa chú cún đến các cơ sở y tế để lấy dị vật ra và chăm sóc sức khỏe giúp chú chó nhanh phục hồi.
Trường hợp khác khiến chó bị nôn ra bọt vàng, bọt trắng
Thời tiết và môi trường thay đổi đột ngột: Thời tiết đang ngày càng biến đổi phức tạp theo hướng tiêu cực dưới sự tác động của môi trường. Những thay đổi thất thường này khiến cho chú cún của bạn có thể không kịp thời thích nghi và ứng biến.
Do đó có thể dẫn đến việc phản ứng của cơ thể như nôn ói ra bọt trắng, bọt vàng. Vì vậy, trước khi nuôi chó thì các bạn nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc và xuất xứ của chúng xem liệu nó có phù hợp với môi trường và thời tiết ở Việt Nam hay không mà có những cách chăm sóc cẩn thận và hợp lý.
Những thay đổi trong chế độ và khẩu phần ăn: Nếu gặp phải khẩu phần và chế độ dinh dưỡng bị thay đổi thì chú cún của bạn cũng rất dễ bị nôn ói vì không kịp thích nghi.
Do đó bạn cần có sự tham khảo về chế độ dinh dưỡng của chú chó trước khi mua về để có thể từ từ thay đổi thức ăn cho chó, hạn chế tình trạng nôn ói, bỏ ăn, nôn ra các bọt vàng, bọt trắng khi chưa thích nghi được với môi trường mới.
2
Cách điều trị khi chó bỏ ăn nằm một chỗ, bị nôn
Không cho chó ăn trong 24h
Nếu chó nhà bạn đang khỏe mạnh mà bị nôn mửa, tiêu chảy thì cần phải ngừng ăn trong 24h, kể đồ chơi gặm hay đồ ăn yêu thích của chúng. Bạn chỉ nên cho chúng uống đủ nước, sau 1 ngày mà chú chó bình thường lại, có thể cho chúng ăn đồ ăn nhạt từ 1-2 ngày kế đến.
Chế độ ăn nhạt sẽ gồm 2 phần tinh bột từ cơm trắng, 1 phần đạm dễ tiêu như thịt gà không da, không mỡ, thịt viên luộc, phô mai tách kem. Nếu chó nhà bạn nặng khoảng 5kg thì ăn khoảng 1 chén thức ăn mỗi ngày, được chia thành 4 lần, mỗi lần cách nhau 6 tiếng.
Hạn chế để chó vận động mạnh
Khi chó bỏ ăn, bị nôn, nằm một chỗ thì là lúc cần nghỉ ngơi nhiều nhất để dưỡng sức. Bạn cần tránh dắt chúng đi chơi đùa hay tập luyện.
Quan sát và dọn dẹp phân, nước tiểu
Khi chó bị bệnh sẽ rất có thể chúng mất kiểm soát trong việc đi ngoài, do đó bạn tránh phạt hoặc la mắng chúng nhé! Từ việc quan sát lượng phân và nước tiểu cũng có thể giúp bạn phát hiện tình trạng bệnh của chúng.
Theo dõi sát triệu chứng của chó
Bạn cần thường xuyên để ý đến chúng để tránh trường hợp bệnh trở nặng, hạn chế để chúng một mình, nếu bạn không thể chăm chúng thì nên mang đén cơ sở thú y nhé!
3
Lưu ý quan trọng khi chăm sóc chó bỏ ăn, nằm mệt mỏi
- Bạn nên cho chó uống thuốc đúng giờ, đúng cách và đúng liều lượng. Để dễ hơn thì bạn có thể trộn thuốc vào đồ ăn, nước uống hay bơm vào miệng chó bằng ống xi lanh.
- Luôn ăn chín, uống sôi và chỗ ở, chỗ ăn uống phải sạch sẽ. Khi bị bệnh thì chỉ nên cho chúng ăn đồ ăn nhẹ như cháo để dễ hấp thu chất dinh dưỡng.
- Bạn cần thường xuyên nói chuyện, vuốt ve chú chó của mình, cũng như để chúng có không gian yên tĩnh, thoáng mát nhé!
- Ngưng tắm hoặc hạn chế cho chó tiếp xúc với nước đến khi khỏe hoàn toàn. Nếu cần thì chỉ nên lau người bằng khăn ấm ở mắt, mũi, tai, da và hậu môn. Bên cạnh đó, khi chó nôn, đi vệ sinh thì cũng cần dọn dẹp càng nhanh càng tốt.
4
Các phương pháp phòng tránh giúp chó không bị nôn
Tổng kết lại, chúng ta cần lưu ý những điều sau khi chó của mình gặp phải trường hợp nôn ra bọt trắng, bọt vàng:
- Chú ý tiêm phòng đầy đủ khi chó còn nhỏ.
- Có chế độ và khẩu phần ăn hợp lý, giúp chó từ từ thích nghi.
- Hạn chế cho chó ăn các thức ăn sắc nhọn nguy hiểm như xương gà, xương chó.
Trong trường hợp diễn biến bệnh nặng hơn, bạn nên đưa chú cún đến các cơ sở thú y gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ chăm sóc chú cún tận tình.
Trên đây là những thông tin quan trọng giúp bạn hình dung cụ thể về nguyên nhân, biểu hiện cũng như giải pháp xử lý khi chú chó của bạn gặp vấn đề nôn mửa ra bọt trắng bọt vàng và bỏ ăn. Hy vọng, nó sẽ là hành trang hữu ích cho bất cứ người nuôi thú cưng nào.