Chi tiết cách hẹn giờ điều hòa Toshiba
Để tránh tình trạng sử dụng điều hòa quá phung phí vào những ngày oi bức thì bạn có thể thiết lập chế độ hẹn giờ cho chúng nha. Nếu bạn chưa biết cách làm thế nào thì hãy tham khảo chi tiết cách hẹn giờ điều hòa cho dòng Toshiba dưới đây ngay nhé.
Điều hòa Toshiba là thương hiệu được khá nhiều người trên thế giới ưa chuộng bởi vừa nổi tiếng, vừa đảm bảo an toàn về chất lượng cho các dòng sản phẩm. Và hôm nay, bạn hãy cùng Tip Hay tìm hiểu ngay cách hẹn giờ điều hòa – một trong những tính năng ưu việt của dòng Toshiba này ngay nhé.
1
Cách hẹn giờ điều hòa Toshiba và các phím sử dụng
Điều khiển điều hòa Toshiba có thể sẽ khác nhau về hình thức, màu sắc giữa các dòng máy khác nhau. Song, những phím chức năng cơ bản thì vẫn tương tự nhau, kể cả các phím dùng để hẹn giờ.
- 1. Phím Preset: Lưu chế độ cài đặt để dùng cho các lần sau.
- 2. Phím Nguồn: Bật/Tắt điều hòa.
- 3. Phím Swing: Điều chỉnh hướng gió tự động.
- 4. Phím Temp: Điều chỉnh nhiệt độ tăng hay giảm.
- 5. Phím Mode: Thiết lập chế độ sử dụng theo nhu cầu.
- 6. Phím Fix: Điều chỉnh cánh đảo gió.
2
Hướng dẫn cách hẹn giờ điều hòa Toshiba
Cách hẹn giờ điều hòa Toshiba để mở tự động
Đầu tiên, bạn bấm nút Nguồn để khởi động điều hòa và ấn nút Mode (làm mát, sưởi, quạt,...) chọn chế độ sử dụng theo nhu cầu. Xong thì hãy nhấn nút Timer, rồi chọn nút On. Lúc này màn hình sẽ hiển thị On cùng đèn nhấp nháy nè.
Sau đó, bạn bấm nút mũi tên lên/ xuống để điều chỉnh thời gian theo nhu cầu (tối đa 24 tiếng). Thời gian này sẽ bắt đầu đếm ngược đến khi mở máy bạn nhé. Cuối cùng, bạn chỉ cần chọn nút Set để hoàn tất cài đặt là xong rồi.
Cách hẹn giờ điều hòa Toshiba để tắt máy
Tương tự cài đặt hẹn giờ mở máy, nhưng thay vì chọn Timer On thì giờ để tắt máy bạn hãy nhấn phím Off nha.
Trước hết, bạn cần khởi động điều hòa bằng nút Nguồn. Sau đó, dùng nút Mode để chọn chế độ sử dụng theo ý muốn. Xong thì hãy nhấn nút Timer, rồi bấm Off nhé.
Tiếp đến, bạn sẽ điều chỉnh thời gian theo nhu cầu bằng nút mũi tên lên/ xuống (tối đa 24 tiếng). Thời gian này sẽ bắt đầu đếm ngược kể từ khi bạn thiết lập thành công nhé. Cuối cùng, để xác nhận hoàn tất cài đặt, bạn chỉ cần chọn nút Set là được.
Cách hủy cài đặt hẹn giờ
Để hủy cài đặt hẹn giờ, bạn chỉ cần bấm nút CLR là điều hòa sẽ tự động hủy thời gian đã hẹn trước đó rồi nè.
3
Lợi ích của chế độ hẹn giờ điều hòa
Tiết kiệm điện năng
Khi dùng chế độ hẹn giờ, bạn sẽ không còn lo lắng rằng mình đã tắt điều hòa trước khi ra ngoài chưa hay điều hòa sẽ không bị chạy quá lố thời gian. Từ đó, sẽ tiết kiệm được điện năng cũng như tiết kiệm được khoảng tiền cho bản thân rồi.
Hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe
Việc dùng điều hòa liên tục trong khoảng thời gian dài có thể làm suy giảm hệ hô hấp bởi không gian phòng lúc này sẽ rất hanh khô. Do đó, khi dùng chế độ hẹn giờ, bạn sẽ dễ dàng quản lý thời gian máy hoạt động cũng như góp phần bảo vệ hệ hô hấp của mình.
Ví dụ, bạn có thể cài đặt hẹn giờ cho điều hòa từ 12 giờ trưa đến 15 giờ chiều. Như vậy, gian phòng sẽ không bị hầm, bị bí do cái nóng từ bên ngoài. Đồng thời, máy cũng không phải làm việc quá nhiều thời gian để khiến không khí hanh khô, ảnh hưởng sức khỏe.
Xem thêm: Mùa nóng nhớ dùng máy lạnh đúng cách để tránh bệnh trong người
Giúp ngủ ngon hơn
Chắc hẳn ai cũng có thói quen dùng điều hòa ban đêm để ngủ ngon hơn. Song, càng về khuya, nhiệt độ càng giảm xuống và bạn sẽ cảm thấy lạnh hơn. Lúc này, điều cần làm là phải thức giấc để tắt máy lạnh, rồi mới ngủ tiếp được. Việc này vừa gián đoạn giấc ngủ, vừa ảnh hưởng sức khỏe nếu bạn không thể dậy nỗi để tắt điều hòa.
Trong khi đó, việc dùng chế độ hẹn giờ sẽ khiến điều hòa tắt tự động và bạn cũng không cần thức dậy giữa đêm để làm điều đó nữa.
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết được chi tiết cách hẹn giờ điều hòa Toshiba rồi nhé. Đảm bảo bạn sẽ có được không gian mát mẻ và thoải mái để nghỉ ngơi, thư giãn mà không cần phải lo sử dụng điều hòa quá mức nè.
Xem thêm:
>> Biến máy lạnh thường thành máy lạnh thông minh bằng điều khiển thông minh cho máy lạnh
>> Cách hẹn giờ tắt máy lạnh Aqua
>> Dùng máy lạnh inverter mà mắc 5 lỗi sau thì cũng không tiết kiệm điện hơn máy lạnh thường